Thứ Bảy, 28/9/2024

Thông báo tình hình dịch hại 7 ngày trên lúa kỳ 20/8 (Số 56/2019). Đoan Hùng.

Tuần 0. Tháng 8/2019. Ngày 20/08/2019

CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV ĐOAN HÙNG

 


Số: 56/TB-TT&BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                Đoan Hùng, ngày 20 tháng 8 năm 2019

 

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) hại 07 ngày trên lúa

 (Từ ngày 13/8 đến 20/8/2019, dự báo trong 7 ngày tới và biện pháp phòng trừ)

 


Hiện nay, trà lúa mùa sớm đang trong giai đoạn trỗ bông - ngậm sữa, trà trung trong giai đoạn làm đòng - đòng già, qua điều tra tình hình SVGH ngày 19 - 20/8/2019, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo kết quả và đề xuất các biện pháp phòng trừ như sau:

I/ TÌNH HÌNH SVGH VÀ DỰ BÁO:

1. Sâu đục thân 2 chấm:

 * Hiện tại: Do thực trạng nhiều diện tích gieo cấy không tập trung và bỏ vụ, lúa tái sinh đan xen với lúa gieo cấy vụ mùa nên sâu gối lứa. Bướm lứa 5 tiếp tục ra và đẻ trứng trên các trà lúa, mật độ phổ biến 0,2 - 0,8 con/m2, cao 1 - 1,2 con/m2, cục bộ ổ 2 - 3 con/m2 (Vân Du, Chí Đám, Yên Kiện...). Mật độ trứng phổ biến 0,02 - 0,1 ổ/m2, cao 0,2 - 0,3 ổ/m2, cục bộ 0,5 - 0,6 ổ/m2 (Vân Du, Chí Đám...). Diện tích cần phòng trừ là 220,7 ha.

* Dự báo: Sâu non bắt đầu nở và gây hại trên các trà lúa từ ngày 24/8 trở đi. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, gây bông bạc nếu không phòng trừ kịp thời. Các cần chú ý: Vân Du, Chí Đám , Hùng Long, Vụ Quang, Phương Trung, Phong Phú, Phú Thứ, Hữu Đô, Yên Kiện, Tiêu Sơn, Chân Mộng, Vân Đồn...

2. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Tỷ lệ bệnh phổ biến 4,5 - 9,6%, cao 14,9 - 20,5%, cục bộ 22,4 - 25% (Chí Đám, Hùng Quan, Phương Trung, Ngọc Quan...). Diện tích nhiễm 273,4 ha (Trong đó: nhiễm nhẹ  247,1 ha, nhiễm trung bình 26,3 ha) tại các xã. Diện tích phòng trừ 26,3 ha.

* Dự báo: Trong những ngày tới, thời tiết có nắng mưa xen kẽ, ẩm độ không khí cao, bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối. Các xã cần lưu ý: Chí Đám, Phương Trung, Yên Kiện, Ngọc Quan, Vụ Quang, Phúc Lai, Minh Phú, Tây Cốc, Phú Thứ, Nghinh Xuyên, Hùng Quan....

3. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

* Hiện tại: Bệnh xuất hiện và gây hại rải rác tại các xã Chí Đám, Yên Kiện, Tây Cốc, Vân Du…

* Dự báo: Bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, lây lan nhanh sau các cơn mưa lớn kèm theo dông, lốc; lúa đang trong giai đoạn làm đòng đến trỗ, nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh, cấy các giống mẫn cảm (Nhị ưu số 7, nhị ưu 838, Thiên ưu 8, Hương Thơm, TH3-4, TBR 225,...). Các xã cần lưu ý: Chí Đám, Vân Du, Hùng Quan, Nghinh Xuyên, Phương Trung, Phong Phú, Tây Cốc, Minh Tiến, Hữu Đô, Phú Thứ, Hùng Long, Vụ Quang....

4. Bọ xít dài:

* Hiện tại: : Phát sinh gây hại tại Chí Đám, Ngọc Quan, Yên Kiện, Phúc Lai, Nghinh Xuyên, Hùng Quan, Vân Đồn, Minh Phú.... Mật độ phổ biến 0,2 - 1 con/m2, cao 2 - 4 con/m2; diện tích nhiễm 5,9 ha nhiễm nhẹ.

* Dự báo: Bọ xít dài tiếp tục phát sinh gây hại đối với diện tích lúa mới trỗ và gây hại mạnh hơn những diện tích lúa gần ven đồi, bờ cỏ, ruộng lúa thơm, đặc biệt là những diện tích trỗ trước so với đại trà.

5. Ngoài ra:

- Các đối tượng khác: Chuột, rầy các loại, bệnh sinh lý, sâu cuốn lá nhỏ... hại rải rác.

- Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại trên ngô thu đông mới trồng.

II/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

- Đề nghị UBND các xã, thị trấn: Chỉ đạo cán bộ địa chính nông nghiệp, Tổ khuyến nông cơ sở cùng bà con nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng trong thời gian cao điểm, phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh theo hướng dẫn của Trạm Trồng trọt và BVTV.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Áp dụng các biện pháp IPM, coi trọng các biện pháp canh tác, thủ công; phân loại đồng ruộng, chỉ phun thuốc phòng trừ trên diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng để bảo vệ thiên địch và môi trường.

 - Sâu đục thân: Cần tập trung chỉ đạo phòng trừ, xác định đúng thời điểm phun thuốc. Áp dụng biện pháp thủ công bẫy đèn, vợt bắt bướm, ngắt ổ trứng. Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ trưởng thành cao trên 0,3 con/m2 hoặc ổ trứng cao trên 0,3 ổ/m2 cần tiến hành phòng trừ bằng thuốc ví dụ như: Victory 585EC, Nicata 95SP, Rigell 800 WG, Regent 800WG, Wavotox 585EC, F16 600EC,... Tập trung chỉ đạo phun phòng trừ sâu đục thân từ ngày 24-28/8/2019, những diện tích gieo cấy muộn có thể phòng trừ muộn hơn từ 3 - 4 ngày.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ: Anvil 5SC, Chevin 5SC, Lervil 50SC, Jinggang meisu 3SL, Valivithaco 5SL, Valicare 5WP, Thumb 0.5SL, Stop 5SL (10SL), Binhconil  75WP, Daconil 75WP, DuPontTM KocideÒ 53.8 WG, Tilt Super® 300EC, Galirex 55SC, ...

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nhất là sau mưa dông, lốc. Khi ruộng chớm bị bệnh, phun phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ bệnh được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, ...).

- Bọ xít dài: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ bọ xít trên 6 con/m2 cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc trừ bọ xít dài đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ: Bestox 5EC, Cymerin 25EC, Fenbis 25EC, Sherzol 205EC, Eska 250EC,... Chú ý cần phun theo đường xoáy chân ốc và phun vào lúc sáng sớm khi bọ xít co cụm ướt cánh ít di chuyển và tập trung dễ tiêu diệt.

* Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng: Rầy các loại, bệnh sinh lý, bệnh thối thân, … bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục. Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp.

Lưu ý: Sau khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.

 

Nơi nhận:

- TT huyện uỷ, UBND huyện (b/c);

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- Phòng ban chuyên môn (p/h);

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu.

TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

 

Đỗ Chí Thành