Thứ Sáu, 27/9/2024

Thông báo tình hình sâu bệnh tháng 12/2019. Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 01/2020 và BPPT (Số 02/2020). Đoan Hùng.

Tuần 1. Tháng 1/2020. Ngày 02/01/2020

 CHI CỤC TT&BẢO VỆ THỰC VẬT

TRẠM TT&BVTV ĐOAN HÙNG

 


Số:  02/TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Đoan Hùng, ngày 02 tháng 01 năm 2020

 

 

 

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 12/2019

Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 01/2020

 

 


I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 12/2019:

1. Trên mạ:

Bệnh sinh lý, chuột hại nhẹ rải rác trên những ruộng mạ che phủ nilon không đảm bảo kỹ thuật.

2. Trên cây ngô thu đông:

- Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá nhỏ, sâu đục thân đục bắp, rệp cờ hại rải rác. Chuột hại cục bộ.

3. Trên cây bưởi: Ruồi đục quả, rệp, sâu vẽ bùa, nhện, sâu ăn lá phát sinh gây hại rải rác.

4. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh đốm lá, bệnh khô cành khô lá,  bệnh phấn trắng, sâu ăn lá, mối hại gốc phát sinh gây hại rải rác trên cây keo.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 01/2020:

1. Trên mạ: Rầy các loại, cào cào, châu chấu, bọ trĩ ... gây hại rải rác. Chuột gây hại cục bộ.

2. Trên lúa xuân: Bệnh sinh lý, ốc bươu vàng phát sinh gây hại nhẹ đến trung bình. Rầy các loại, ruồi đục nõn, bọ trĩ hại rải rác.

3. Trên ngô đông: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, sâu đục thân, bắp hại rải rác. Chuột hại cục bộ.

4. Trên cây bưởi: Rệp, bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo, bệnh thán thư, sâu vẽ bùa, sâu ăn lá... hại nhẹ rải rác.

5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, bệnh khô cành khô lá, bệnh phấn trắng, mối hại gốc hại rải rác trên cây keo.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Trên mạ: Gieo mạ đúng khung lịch thời vụ, trà xuân muộn chia làm 2 trà: trà 1 gieo từ ngày01- 05/01/2020, trà 2 gieo từ ngày 27/01 - 05/02, không gieo quá dày, bón lót đầy đủ phân chuồng hoai mục, phân lân. Theo dõi diễn biến thời tiết, chủ động phòng chống rét cho mạ bằng cách che phủ nilon.

 Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng một số loại thuốc trừ rầy nội hấp (ví dụ: Actara 25WG, Virtako 1.5RG, Hichespro 500WP, Admaire 50EC, Enaldo 40FS, Gaucho 600FS…) để ngăn ngừa bệnh virus, bệnh lùn sọc đen gây hại. Thực hiện che phủ nilon cho tất cả diện tích mạ để chống rét đồng thời ngăn ngừa rầy xâm nhập. Phun thuốc phòng trừ rầy cho mạ trước khi cấy 3 - 5 ngày bằng một số loại thuốc, ví dụ: Actara 25WG, Virtako 1.5RG, Hichespro 500WP, Admire 050 EC,...

2. Trên lúa xuân: Thực hiện làm đất sớm, vệ sinh đồng ruộng, cày vùi lúa chét và cỏ dại để cắt đứt nguồn thức ăn và lưu trú của rầy xanh đuôi đen và rầy lưng trắng. Áp dụng các biện pháp canh tác SRI, IPM để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.

Duy trì đủ lượng nước trong ruộng, chống rét cho lúa, để hạn chế bệnh sinh lý. Tiến hành chăm sóc, bón phân, làm cỏ sục bùn khi lúa bén rễ hồi xanh và thời tiết ấm; không bón thúc đẻ vào những ngày trời rét, nhiệt độ dưới 150C.

3. Cây ngô: Tập trung thu hoạch ngô đông đã chín, đặc biệt trên đất lúa; tiến hành vệ sinh đồng ruộng, làm đất phục vụ gieo cấy lúa xuân. Theo dõi bệnh lùn sọc đen, nếu phát hiện cần tiến hành tiêu huỷ và phun phòng trừ rầy trước khi tiêu hủy. Thực hiện phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại có tỷ lệ, mật độ vượt ngưỡng. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

4.  Trên cây bưởi:

Sau khi thu hoạch xong, trong điều kiện thời tiết khô hạn cần tiến hành cắt tỉa bỏ các cành tăm, cành sâu bệnh, cành vượt, cắt cuống quả, thu dọn tàn dư đem tiêu hủy. Làm sạch cỏ dại xung quanh vườn kết hợp quét vôi gốc cây. Thực hiện bón phân bổ sung để  bù đắp lại lượng dinh dưỡng trong đất sau thu hoạch quả, giúp cây bưởi duy trì khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo cho việc phát triển đợt lộc xuân. Sử dụng phân chuồng hoai mục với lượng 50 - 70 kg phối trộn  với  2 - 3 kg NPK(12.5.10) để bón cho 1 gốc cây đã cho thu hoạch. Tiến hành đào rạch rộng 30 - 40 cm sâu 10 - 15 cm theo rìa chiều rộng tán lá, rắc đều phân vào rạch và lấp kín đất, nếu trời hanh khô bà con nên tưới nước giúp cho cây hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.

Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật tỉa cành, bón phân bổ xung cho cây bưởi, cần thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện các đối tượng sâu bệnh như: Rệp sáp, bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo, … kịp thời phòng trừ theo hướng dẫn.

- Bệnh chảy gôm: Khi trên vườn có trên 10% thân cây bị hại hoặc trên 25% số cành bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Sat 4SL,  Xanized 72WP, Tungsin-M 72WP, Mataxyl 500 WG, ...

- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Dupont TM Kocide  46.1 WG, PN - Coppercide 50WP, Kaisin 50 WP, Avalon 8 WP,....

- Rệp sáp: Khi cây có trên 25%  cành, lá bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như thuốc: Biomax 1EC, Applaud 25SC, Map - Judo 25WP,  Actara 25WG,...

          5. Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh trên cây lâm nghiệp. Chỉ phun trừ các ổ sâu, bệnh đến khi ngưỡng.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương.

 

Nơi nhận:

- TT huyện uỷ, UBND huyện (b/c);

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- Phòng ban chuyên môn (p/h);

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu.

TRẠM TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)

 

 

Đỗ Chí Thành

 

 

Thông báo sâu bệnh khác