Thứ Sáu, 27/9/2024

Thông báo sâu bệnh tháng 4. Dự báo sâu bệnh tháng 5 (Số 28/2020). Đoan Hùng.

Tuần 19. Tháng 5/2020. Ngày 05/05/2020

 CHI CỤC TT&BẢO VỆ THỰC VẬT

TRẠM TT&BVTV ĐOAN HÙNG

 


Số: 28/TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Đoan Hùng, ngày 04 tháng 5 năm 2020

 

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại tháng 4

Dự báo tình hình sinh vật hại tháng 5

 

 


I/ TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI TRONG THÁNG 4:

1. Trên lúa xuân:

- Bệnh khô vằn hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ hại nặng: Diện tích nhiễm 680,16 ha, trong đó nhiễm nhẹ 433,1 ha, nhiễm trung bình 247,06 ha. Diện tích đã phòng trừ 247,06 ha.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ hại nặng. Diện tích nhiễm 82,21 ha, trong đó nhiễm nhẹ 53,6 ha, nhiễm trung bình 28,61 ha. Diện tích đã phòng trừ 28,61 ha.

- Chuột hại nhẹ, cục bộ ổ: Diện tích nhiễm 88,04 ha nhiễm nhẹ.

Ngoài ra, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông hại cục bộ trên giống nếp. Rầy các loại, bọ xít dài, sâu đục thân, nhện gié, bệnh đen lép hạt hại rải rác.

2. Trên cây ngô xuân:

- Bệnh khô vằn hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Diện tích nhiễm 34,54 ha nhiễm nhẹ.

Ngoài ra, sâu keo mùa thu, bệnh đốm lá, sâu đục thân, đục bắp, chuột hại rải rác.

3. Trên cây chè:

- Rầy xanh hại nhẹ. Diện tích nhiễm 52,25 ha nhiễm nhẹ.

- Bọ cánh tơ hại nhẹ. Diện tích nhiễm 48,49 ha nhiễm nhẹ.

Ngoài ra, bọ xít muỗi, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh thán thư hại rải rác.

4. Trên cây bưởi:

Bọ xít, bệnh chảy gôm, rệp, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhện đỏ, bệnh loét hại rải rác.

5. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh đốm lá, bệnh khô cành khô lá, sâu cuốn lá, mối hại gốc phát sinh gây hại rải rác trên cây keo. Bệnh phấn trắng hại rải rác trên keo tuổi nhỏ và vườn ươm.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI THÁNG 5:

1. Trên lúa xuân:

- Rầy các loại tiếp tục tích lũy, gia tăng mật độ, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ hại nặng, có thể gây cháy chòm cháy ổ trên những diện tích lúa chắc xanh đến đỏ đuôi. Cần lưu ý những ổ rầy gây hại của năm trước. Các xã cần chú ý: Hùng Xuyên, Phúc Lai, Minh Lương, Bằng Doãn, Ca Đình, Yên Kiện, Tiêu Sơ, Phú lâm, Ngọc Quan...

- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối. Tất cả các xã, thị trấn cần lưu ý.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Thời tiết chuyển mùa thường có những cơn mưa rào kèm theo dông lốc, bệnh sẽ phát sinh, lây lan trên diện tích lúa chân trũng, vàn thấp, diện tích sau ngập úng hoặc bị nước mưa tràn qua, chân ruộng bị dồn, đọng nước, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng, nhất là trên những diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh, gây ảnh hưởng đến năng suất lúa nếu không được phòng trừ kịp thời. Các xã cần chú ý: Chí Đám, Vân Du, Hùng Xuyên, Phú Lâm, Hợp Nhất, Hùng Long, Vụ Quang, Tây Cốc, Ngọc Quan, Chân Mộng ...

Ngoài ra cần lưu ý: Chuột, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh đen lép hạt, bọ xít dài, sâu đục thân, nhện gié gây hại rải rác.

2. Trên ngô xuân:

 Bệnh khô vằn hại nhẹ - trung bình. Bệnh đốm lá nhỏ, sâu đục thân đục bắp hại rải rác. Chuột hại cục bộ.

3. Trên cây chè:

Rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ - trung bình.  Bệnh đốm nâu, đốm xám, bọ xít muỗi hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả:

Nhện đỏ hại nhẹ - trung bình. Ve sầu hại nhẹ. Bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo, bọ xít xanh vai nhọn, sâu đục thân đục cành, rệp các loại, sâu xanh bướm phượng, sâu vẽ bùa... hại rải rác.

5. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh đốm lá, bệnh khô cành khô lá, sâu ăn lá, mối hại gốc phát sinh gây hại rải rác trên cây keo.

Trong điều kiện thời tiết nắng ẩm, châu chấu tre nở và gây hại tre, mai, luồng, trên ngô, cỏ voi, lúa, các xã đã có châu chấu gây hại hàng năm cần chú ý: Minh Phú, Tiêu Sơn, Minh Tiến, Vân Đồn, Chân Mộng, Chí Đám, Hùng Xuyên, Thị trấn, Hợp Nhất, Yên Kiện,....

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1.     Trên lúa:

- Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng  các thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Chersieu 75 WG,  Superista 25 EC, Nibas 50 EC, Midan 10WP, Chess 50WG,...). Giai đoạn chắc xanh trở đi, sử dụng các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc mạnh, khi phun nhất thiết phải rẽ băng rộng 0,8 - 1m, phun kỹ vào gốc lúa. (Ví dụ: Hichespro 500WP, Chess 50WG, Nibas 50EC, Boxing 405EC, Babsax 40WP,...).

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Chevin 5SC, Saizole 5SC, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sau mưa dông, cần kiểm tra ngay đồng ruộng. Nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh phun phòng trừ ngay bằng các thuốc như: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Kasumin 2SL, ViSen 20SC, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Basu 250WP.... Những ruộng bị bệnh nặng cần phun kép (2 lần) cách nhau 5 - 7 ngày.

Ngoài ra, cần chú ý phòng trừ các ổ bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh đen lép hạt, sâu đục thân, bọ xít dài...

2. Trên cây ngô:

- Trên ngô hè thu: Phòng chống sâu keo mùa thu bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp: Làm đất kỹ, sạch cỏ dại để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu và diệt nhộng. Sử dụng các giống ngô chuyển gen. Ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trưởng thành. Sử dụng bẫy bả sinh học để bắt diệt trưởng thành. Khi mật độ sâu non từ  4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất (Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron) ví dụ như thuốc: Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0 EC; Tasieu 3.6EC, Angun 5WG, Actimax 50 WG, Emagold 160SC,...); Indoxacarb (ví dụ như: Clever 300WG, 150SC; Millerusa 400SC, Indogold 150SC...).

3. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

  - Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Actara 25WG, Dylan 2EC,...

  - Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Proclaim 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG),...

 - Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ bọ xít muỗi, Ví dụ như: Miktin 3.6EC, Dylan 2EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Oshin 100SL, Hello 250WP, Map Winner 5WG/10WG, Eska 250EC, Actimax 50WG, Comda 250EC, Trebon 10EC, Nixatop 3.0 CS, …

  - Nhện đỏ: Khi nương chè có tỷ lệ lá hại trên 20%; có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ nhện đỏ trên chè, ví dụ như: Agri-one 1SL, Catex 1.8EC (3.6EC), Tasieu 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Benknock 1EC, SK Enspray 99EC, Comite (R) 73EC, Daisy 57EC, Alfamite 15EC, Sokupi 0.36SL,…

4. Trên cây bưởi: Tiêu diệt sâu đục thân đục cành bằng các biện pháp thủ công. Phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh: nhện, bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo, rệp các loại, ve sầu, sâu vẽ bùa...

- Nhện: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Kamai 730EC, SK EnSpray 99 EC, Dylan 2EC, Eska 250EC, Tasieu 1.9EC, Alfamite 15EC,...

- Bệnh chảy gôm: Khi trên vườn có trên 10% thân cây bị hại hoặc trên 25% số cành bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Stifano 5.5SL, Sat 4SL, MAP Green 6SL, Xanized 72WP, Tungsin-M 72WP, Alpine 80WP (80WG),...

5. Trên cây lâm nghiệp: Điều tra phát hiện và tiến hành phòng trừ kịp thời các ổ châu chấu phát sinh gây hại trên cây trồng. Dùng vợt bắt giết những ổ châu chấu đang co cụm ở trên mặt đất, ruộng lúa, bờ cỏ đem tiêu hủy. Đối với những ổ châu chấu trên đồi rừng, khó áp dụng biện pháp thủ công cần tổ chức tổ dịch vụ phun tập trung, dùng máy động cơ phun bao vây xung quanh ổ dịch để tiêu diệt. Sử dụng các loại thuốc trừ châu chấu tre đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, ví dụ: Lufen extra 100EC, Neretox 95WP,... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh cây keo,... chỉ phun trừ các ổ sâu, bệnh đến ngưỡng.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương.

 

Nơi nhận:

- TT huyện uỷ, UBND huyện (b/c);

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- Phòng ban chuyên môn (p/h);

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu.

TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Đỗ Chí Thành