Thứ Sáu, 27/9/2024

Thông báo tình hình dịch hại 7 ngày trên lúa. Dự báo SB cuối vụ và BPPT (Số 34/2020). Đoan Hùng.

Tuần 21. Tháng 5/2020. Ngày 19/05/2020

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV

TRẠM TRỒNG TRỌT VÀ BVTV

ĐOAN HÙNG

 


Số: 34/TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Đoan Hùng, ngày 19 tháng 5 năm 2020

                                   

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại 07 ngày trên lúa.

Dự báo cuối vụ và biện pháp phòng trừ

 

 

Hiện nay  lúa Xuân đang trong giai đoạn đỏ đuôi - chín - thu hoạch. Qua kết quả điều tra sinh vật gây hại (SVGH) tuần 21 (18 - 19/5/2020) cho thấy rầy các loại bệnh khô vằn, …đang phát triển và gây hại, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa. Trạm Trồng trọt và BVTV thông báo kết quả tình hình sinh vật gây hại, dự báo từ nay đến cuối vụ và đề xuất biện pháp phòng trừ như sau:

I/ TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI VÀ DỰ BÁO 7 NGÀY TỚI:

1. Rầy các loại:

* Hiện tại: Phát sinh rải rác tại một số xã. Mật độ rầy phổ biến 44 - 250 con/m2, cao 650 - 1.100 con/m2 (Tây Cốc, Phúc Lai, Sóc Đăng, Hùng Xuyên, Phú Lâm…). Mật độ ổ trứng phổ biến 20 - 60 ổ/m2, cao 80 - 100 ổ/m2. Diện tích nhiễm 71,1 ha chủ yếu nhiễm nhẹ.

* Dự báo:  Trong kỳ tới, thời tiết nắng mưa xen kẽ tạo điều kiện cho rầy tiếp tục tích lũy và gia tăng mạnh mật độ, gây hại trên lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng, có thể gây cháy chòm. Các xã cần chú ý: Sóc Đăng, Phú Lâm, Hùng Xuyên, Phúc Lai, Yên Kiện, Ca Đình, Bằng Doãn, Minh Lương, Chí Đám, Chân Mộng,....

2. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh phát sinh và gây hại ở hầu hết các xã, thị trấn,.... Tỷ lệ bệnh phổ biến  1,8 - 8,4%; cao 11,3 - 18,9%. Diện tích nhiễm 112,85 ha nhiễm nhẹ.

* Dự báo: Trong điều kiện có nắng mưa xen kẽ, bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, lá xanh tốt, bón thừa đạm và bón phân không cân đối.

3. Châu chấu tre: Tiếp tục điều tra phát hiện sớm các ổ châu chấu để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời tránh phát tán ra diện rộng. Các xã cần lưu ý: Chân Mộng, Minh Phú, Sóc Đăng, Hùng Long, Vân Du, Minh Tiến, Tiêu Sơn, Yên Kiện, Vân Đồn, Ngọc Quan, Thị trấn, Chí Đám, Hùng Xuyên, Hợp Nhất,  Phú Lâm, Vụ Quang, ...

Ngoài ra, chuột hại cục bộ. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bọ xít dài, sâu đục thân, nhện gié, bệnh đen lép hạt...hại rải rác.

II/ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

Hiện nay nông dân đang vào vụ thu hoạch, tuy nhiên vẫn còn 1 số ít diện tích đang trong giai đoạn chắc xanh cần quan tâm phòng trừ. Đối với lúa đã chín tranh thủ những ngày nắng khẩn trương thu hoạch với phương châm ”xanh nhà hơn già đồng” để tránh thời tiết xấu (mưa bão, ngập úng...) làm giảm năng suất.

1. Rầy các loại:

Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng  các thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Chersieu 75 WG, Excel Babsac 600 EC, Superista 25 EC, Nibas 50 EC, Ramsuper 75WP...). Giai đoạn chắc xanh trở đi, sử dụng các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc mạnh, khi phun nhất thiết phải rẽ băng rộng 0,8 - 1m, phun kỹ vào gốc lúa. (Ví dụ: Excel Basa 50EC, Nibas 50EC, Bassa 50EC,...).

2. Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Chevin 5SC, Saizole 5SC, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

3. Châu chấu tre: Khi phát hiện châu chấu mới n, dùng vợt bắt giết những ổ châu chấu đang co cụm ở trên mặt đất, ruộng lúa, bờ cỏ đem tiêu hủy. Đối với những ổ châu chấu trên đồi rừng, khó áp dụng biện pháp thủ công cần tổ chức tổ dịch vụ phun tập trung, dùng máy động cơ phun bao vây xung quanh ổ dịch để tiêu diệt. Sử dụng các loại thuốc trừ châu chấu tre đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, ví dụ: Lufen extra 100EC, Neretox 95WP,... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

Lưu ý: Đối với lúa chín chuẩn bị thu hoạch, nếu phát hiện sâu bệnh vượt ngưỡng thì không phun thuốc mà tiến hành thu hoạch để giảm thiệt hại và đảm bảo an toàn sản phẩm.

Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo và đề nghị UBND các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:

- Chi cục TT&BVTV(B/c) ;

- Huyện ủy, UBND huyện (B/c) ;

- Phòng NN&PTNT, Trạm KN (P/h);

- Đài TT huyện (P/h) ;

- UBND các xã, thị trấn ;

- Lưu.

 TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

 (Đã ký)

 

Đỗ Chí Thành