THÔNG BÁO
Tình hình dịch hại 07 ngày trên lúa và biện pháp phòng trừ
(Từ ngày 26/8 đến 31/8/2019 và dự báo
trong 7 ngày tới)
I. THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI KỲ 7 NGÀY:
Hiện nay, trà lúa mùa sớm
đang giai đoạn chắc xanh; trà mùa trung giai đoạn làm đòng đến trỗ bông. Theo
kết quả điều tra sâu bệnh ngày 26-27/8, hiện tại cần chú ý theo dõi và phòng
trừ một số đối tượng sâu bệnh sau:
1. Sâu cuốn lá nhỏ: Hiện tại sâu cuốn lá nhỏ gây hại nhẹ đến trung
bình, mật độ sâu phổ biến 5-10 con/m2, cao 16-20 con/m2, cục bộ 40 con/m2
(Tứ Xã, Cao Xá, Thị trấn Lâm Thao). Cơ bản diện tích nhiễm cuốn lá đã được phun
thuốc phòng trừ. Tổng diện tích nhiễm là 524,2ha, trong đó nhiễm nhẹ là
172,8ha, nhiễm trung bình là 351,4 ha. Tổng diện tích đã phòng trừ là 351,4ha.
* Dự báo: Sâu non cuốn lá
nhỏ tiếp tục gây hại trên lúa mùa trung
giai đoạn làm đòng đến đòng già, mức độ gây hại nhẹ, cục bộ trung bình (đặc
biệt trên những diện tích phun xong gặp mưa hoặc ruộng có mật độ sâu cao). Các
xã cần chú ý: Cao Xá, Tứ Xã, Thị trấn Lâm Thao.
2. Bệnh khô vằn: Trong điều kiện thời tiết nắng mưa đan xen, bệnh khô
vằn vẫn tiếp tục gây hại, chủ yếu trên trà lúa mùa trung. Tỷ lệ bệnh hại trung
bình 3-10%, cao 15-20%, cục bộ 35-40% (giống J02 - xã Cao Xá). Tổng diện tích
nhiễm bệnh là 171,8ha, trong đó nhiễm nhẹ là 112,3ha, nhiễm trung bình là
59,5ha. Diện tích đã phòng trừ là 86ha.
* Dự báo: Bệnh khô vằn
tiếp tục lây lan gây hại bộ lá đòng, đặc
biệt trên những diện tích lúa xanh tốt, rậm rạp, diện tích lúa J02. Mức độ gây
hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các xã cần chú ý: Cao Xá, Tứ Xã, Thị
Trấn Lâm Thao,…..
3. Sâu đục thân hai chấm: Hiện tại trên diện tích lúa J02 và một số
diện tích gieo cấy muộn của trà trung, bướm đục thân hai chấm ra từ kỳ trước và
đã đẻ trứng. Mật độ ổ trứng trung bình 0,01-0,02 ổ/m2, cao 0,05-0,1
ổ/m2, cục bộ 0,3-0,4 ổ/m2.
* Dự báo: Sâu non sẽ tiếp
tục nở trong 1-2 ngày tới và gây hại trên lúa mùa trung giai đoạn làm đòng đến
đòng già, chuẩn bị trỗ bông. Mức độ gây hại nhẹ, cục bộ ổ trung bình đến nặng
nếu không được phòng trừ kịp thời. (Xã
Cao Xá cần chú ý).
* Ngoài ra: Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại cục bộ ổ, mức độ
hại nhẹ. Rầy các loại tiếp tục tích
lũy mật độ và gây hại nhẹ.
II/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
- Sâu
cuốn lá nhỏ: Cần kiểm tra sau khi phun thuốc phòng trừ, nếu
trên ruộng vẫn còn mật độ sâu cao trên 20 con/m2 (02 khóm có 1
con sâu), cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục thuốc
BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam (Ví dụ
như: Clever 300 WG, Hd-Fortuner 150 EC, Rigell 800 WG, Emagold 6.5 WG, Tasieu 5
WG, Alocbale 40 EC, Virtako 1.5 GR, Bemab 52 WG...).
- Sâu đục thân
hai chấm: Phun thuốc phòng trừ sâu đục thân trên
ruộng có mật độ ổ trứng trên 0,3 ổ/m2, (sử dụng một trong các loại
thuốc như: Victory 585EC, Gà nòi 95SP, Regent 800WG....
Thời gian phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá, sâu
đục thân
có thể kéo
dài đến hết ngày 29/8/2019.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên
20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ: Cavil 50WP, Lervil 50SC,
Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Chevil 5SC, ... .Ruộng bị hại nặng cần phun
kép 2 lần cách nhau 5-7 ngày.
-
Ngoài ra: Cần chú ý phòng trừ các ổ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn bằng các loại
thuốc đặc hiệu.
Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc
có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo
hướng dẫn ghi trên bao bì; khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì
đúng nơi quy định của địa phương.
Trạm Trồng trọt và Bảo vệ
thực vật Lâm Thao thông báo và kính đề nghị UBND các xã, thị trấn quan tâm chỉ
đạo./.
Nơi nhận:
-
T.T.H.Uỷ ,HĐND, UBND Huyện (b/c);
- Chi cục TT&BVTV (b/c);
- Phòng NN, KN, hội ND, PN, đài TT huyện;
- UBND, HTX, tổ KN các xã,
thị trấn;
-
Lưu trạm.
|
TRẠM
TRƯỞNG
Đặng
Thị Thu Hiền
|