CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ
TRẠM TT&BVTV THANH THỦY
Số: 24 /TB-TT&BVTV |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Thủy, ngày 21 tháng 4 năm 2020 |
THÔNG BÁO
Tình hình dịch hại 07 ngày trên lúa và biệp pháp phòng trừ
( Từ ngày 15/4 đến ngày 21/4/2010 và dự báo trong 7 ngày tới)
Hiện nay, các trà lúa xuân đang trong giai đoạn làm đòng - trỗ bông. Qua kết quả điều tra SVGH tuần 17 (15-21/4/2020) cho thấy, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn; bệnh khô vằn phát sinh nhanh, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa. Trạm Trồng trọt và BVTV huyện thông báo kết quả tình hình sinh vật gây hại, dự báo trong thời gian tới và đề xuất các biện pháp phòng trừ như sau:
1. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:
* Hiện tại: Sau các cơn mưa rào bệnh có dấu hiệu lây lan nhanh trên diện rộng. Tỷ lệ bệnh phổ biến 5,3-6,6%, cao 10-12%, cục bộ ổ chòm 25-27%. Tổng diện tích nhiễm 31,2 ha (nhiễm nhẹ). Trong đó bệnh bạc lá nhiễm nhẹ 15,6 ha; đốm sọc vi khuẩn nhiễm nhẹ 15,6 ha Các giống nhiễm: Nhị ưu số 7, nhị ưu 838, TBR 225, Thiên ưu 8, J01…Các xã cần chú ý Xuân Lộc, Đào Xá, Hoàng Xá, Sơn Thủy, Đồng Trung, Tu Vũ…
* Dự báo: Bệnh sẽ tiếp tục phát triển, lây lan sau những cơn mưa rào và dông, gây hại bộ lá đòng. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng lúa xanh tốt, lá rậm rạp, nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh. Dự kiến diện tích cần phòng trừ 31,2 ha. Trong đó bệnh bạc lá 15,6 ha; đốm sọc vi khuẩn 15,6 ha. Các xã cần chú ý: Xuân Lộc, Đào Xá, Hoàng Xá, Sơn Thủy, Đồng Trung, Tu Vũ…
2. Bệnh khô vằn:
* Hiện tại: Bệnh phát sinh gây hại tại hầu hết các xã, thị trấn. Tỷ lệ bệnh phổ biến 6,3- 17,1%, cao 24,7 %, cục bộ ruộng 41% (Đồng Trung, Đoan Hạ, Bảo Yên, Sơn Thủy, Tu Vũ…). Diện tích nhiễm 249,2 ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 161,9 ha, trung bình 87,3 ha. Diện tích đã phòng trừ là 117,8 ha.
* Dự báo: Trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rạm rạp, bón nhiều phân đạm và bón phân không cân đối. Dự kiến diện tích cần phòng trừ trong tuần tới 87,3 ha.
II/ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
1. Biện pháp chỉ đạo:
Từ nay đến cuối vụ là thời gian cao điểm phòng trừ sinh vật gây hại, đặc biệt là đạo ôn cổ bông, rầy các loại, khô vằn... Đây là thời gian có ý nghĩa quyết định tới năng suất, sản lượng của cả vụ lúa. Vì vậy, đề nghị UBND các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo quyết liệt trong công tác phòng trừ sâu bệnh, phân công tổ khuyến nông cơ sở kiểm tra đồng ruộng, khoanh vùng các khu, cánh đồng, trà lúa để phòng trừ hiệu quả, triệt để bệnh đạo ôn và các đối tượng sâu bệnh khác. Chỉ đạo đài truyền thanh xã tăng thời lượng phát thanh trên hệ thống truyền thanh ở xã, khu dân cư để bà con nông dân nắm bắt được tình hình thời tiết, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
2. Kỹ thuật phòng trừ:
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sau mưa dông, cần kiểm tra ngay đồng ruộng. Nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các thuốc đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP,...Những ruộng bị bệnh nặng cần phun kép (2 lần cách nhau 5 ngày).
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ như: Chevin 5SC, Lervil 50SC, Valivithaco 5SL,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật in trên bao bì.
Lưu ý: Đối với diện tích lúa đang trỗ thì cần phun thuốc vào trước 8h sáng và sau 16 h chiều.
Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Thanh Thủy thông báo và kính đề nghị UBND các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Chi cục TT&BVTV; - CT, PCT UBND huyện;
- Các cơ quan đơn vị khối nông nghiệp; - Đài TT-TH huyện;
- UBND các xã, thị trấn; - Lưu: Trạm. |
TRẠM TRƯỞNG
Trần Duy Thâu |