Thứ Bảy, 18/5/2024

Thông báo sâu bệnh tháng 9, dự báo sâu bệnh tháng 10/2021 (Số 44/2021). Hạ Hòa.

Tuần 41. Tháng 10/2021. Ngày 07/10/2021
Từ ngày: 01/10/2021. Đến ngày: 31/10/2021

CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV HẠ HÒA



Số: 44/TB - TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



        Hạ Hoà, ngày 07  tháng 10 năm 2021

THÔNG BÁO  

Tình hình sâu bệnh tháng 9/2021

 Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 10/2021



I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 9/2021

1. Trên lúa mùa sớm:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 79,7 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ.

- Bệnh bạc lá vi khuẩn: Diện tích nhiễm 22,3 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).

2. Trên lúa mùa trung:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 183,4 ha, trong đó nhiễm trung bình 139,5 ha. Diện tích đã phòng trừ  139,5 ha.

- Bệnh bạc lá vi khuẩn: Diện tích nhiễm 69,7 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).

- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 43,9 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).

2. Trên ngô đông: sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 52 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).

3. Trên chè:

- Rầy xanh: Diện tích nhiễm 127,3 ha. Chủ yếu nhiễm nhẹ.

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 166,8 ha, Chủ yếu nhiễm nhẹ.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 10/2021

1.Trên cây ngô đông: Sâu keo mùa thu hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Bệnh đốm lá nhỏ, bệnh khô vằn, sâu ăn lá hại nhẹ đến trung bình; Chuột hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Ngoài ra: Sâu xám, bệnh sinh lý, .... hại nhẹ.

2. Trên rau, bí xanh:

 * Trên rau: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, rệp, thối nhũn, thối gốc, bệnh lở cổ rễ, ...hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Sâu xám, sâu khoang, bệnh sương mai,... hại nhẹ.

* Trên bí xanh: Bệnh thối đốt thân, thối quả hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng đặc biệt trên ruộng trũng thấp khó thoát nước, ruộng bón phân chăm sóc không đúng kỹ thuật; Bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh sương mai, giả sương mai, bọ trĩ, rệp, ruồi đục lá, ... hại nhẹ đến trung bình. Bệnh phấn trắng, sâu xanh, nhện, ... hại nhẹ; Chuột hại nhẹ, cục bộ hại trung bình đến nặng; Bệnh khảm lá vi rút hại cục bộ.

3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Ngoài ra, bệnh đốm nâu, đốm xám, ... hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Ruồi đục quả, sâu đục thân đục cành,bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo, bệnh thán thư phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi. Bệnh thán thư hại rải rác trên nhãn, vải.

5. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, chết héo, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, ... hại nhẹ; Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

III.  BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Chuột hại cây trồng vụ đông (ngô, rau, bí xanh, …): Sử dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật thủ công, sinh học, hóa học để diệt chuột: Đào hang bắt chuột; sử dụng các loại bẫy kẹp, bẫy bán nguyệt... (Lưu ý: Đào bắt chuột không làm ảnh hưởng đến các công trình); Khuyến khích và hỗ trợ nhân dân phát triển đàn mèo; Sử dụng các loại thuốc diệt chuột có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam như: thuốc Ranpart 2%D, Rat K 2%DP, Rat-kill 2%DP,... trộn thành bả, mồi nhử là thóc luộc nứt vỏ chấu, gạo, khoai lang, mộng mạ, cua, ốc, tép,... hoặc bả trộn sẵn Broma 0.005AB.

2. Sâu bệnh hại trên cây ngô: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng. Lưu ý:

* Sâu keo mùa thu: Phòng chống sâu keo mùa thu bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, như: Làm đất kỹ, sạch cỏ dại để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu và diệt nhộng. Sử dụng giống ngô chuyển gen DK6919S, DK9955, DK4300BT, ... , sử dụng bẫy bả sinh học, ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trưởng thành.

- Khi mật độ sâu non từ  4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất và thuốc để trừ Sâu keo mùa thu như: Hoạt chất Methylamine Avermectin (Hagold 75WG, ...); Tetraniliprole (Vayego 200SC, ...); Emamectin benzoate (Emaben 2.0 EC, Emagold 160SC, Dylan 10EC, Tasieu 3.6EC,...); Indoxacarb (Clever 300WG, 150SC; Millerusa 400SC,..); Lufenuron (Match 050EC, Lufenron 050EC,...);...

Lưu ý: Phun khi sâu tuổi 1-2, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi chiều tối. Nếu sâu tuổi lớn thì có thể hỗn hợp 2 loại thuốc có hoạt chất nêu trên (Indoxacarb + Emamectin benzoate). Sau khi phun cần sới đất, vun gốc kết hợp bón phân để ngô nhanh phục hồi. Nếu mật độ cao có thể phun kép (2 lần), lần 1 cách lần 2 từ 4 - 6 ngày.

2. Sâu bệnh hại trên rau, bí xanh:

* Trên rau: Tiếp tục triển khai trồng rau vụ đông, làm đất kỹ, bón đủ phân chuồng, sử dụng giống không nhiễm sâu bệnh, chăm sóc theo quy trình sản xuất rau an toàn. Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục đăng ký cho rau.

* Trên bí xanh: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu. Lưu ý:

- Bệnh thối đốt thân, thối quả: Để phòng trừ bệnh có hiệu quả, những ruộng không có điều kiện làm luống cao, dễ đọng nước thì phải bổ hố tiêu thoát nước để đề phòng mưa gió bất thường gây ngập úng, cần kê lót bằng rạ kịp thời để dây bí hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh. Khi ruộng bị bệnh cần cắt bỏ những đoạn dây, cuống lá, quả cùng vết bệnh đó và thu dọn vệ sinh tiêu hủy nguồn bệnh; Tăng cường bón phân chuồng ủ mục và chế phẩm sinh học Trichoderma để tạo nguồn vi sinh vật đối kháng. Khi cây bị bệnh sử dụng một số loại thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (ví dụ như: Ridomil GOLD 68WG, Mancolaxyl 72WP, Ricide 72WP, Daconil 75WP, … phun theo chỉ dẫn trên bao bì, phun ướt đều mặt lá và các bộ phận trên cây.

- Bệnh héo xanh vi khuẩn: Khi ruộng bị bênh, cẩn nhổ bỏ kịp thời cây bị bệnh đem tiêu hủy. Có thể phun phòng để ngăn chặn bệnh tiếp tục lây lan sang những cây khỏe bằng một số thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (ví dụ như: Stifano 5.5SL, Elcarin 0.5SL, Sat 4SL, PN balacide 32WG, Avalon 8WP,…) Pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

- Bệnh sương mai, giả sương mai: Khi trên ruộng có trên 10% cây bị bệnh cần phòng trừ thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (ví dụ như: Daconil 75WP, Zineb bull 80WP, Dipomate 80WP, Thumb 0.5 SL, Stifano 5.5SL,…) Pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì. Bệnh nặng phun kép 2 lần cách nhau 5 đến 7 ngày. Cần loại bỏ các lá, quả bị bệnh nặng, đem tiêu hủy để tránh lây lan và ngừng bón đạm khi cây đang bị bệnh.

- Bệnh khảm lá virus: Khi phát hiện cây bị bệnh thực hiện nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh, không vứt cây bệnh bừa bãi. Không bón thừa phân đạm, tăng cường các loại phân vi lượng để tăng khả năng chống chịu của cây. Phun diệt trừ các môi giới truyền bệnh khi thấy xuất hiện trên ruộng bí (rệp, bọ phấn trắng, bọ trĩ) bằng các loại thuốc có hiệu lực đối với các loại sâu chích hút.

3. Sâu bệnh hại trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Actara 25WG, Dylan 2EC,...

- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ bọ xít muỗi, Ví dụ như: Miktin 3.6EC, Dylan 2EC, Emaben 2.0EC, Oshin 100SL, Hello 250WP, Map Winner 5WG/10WG, Eska 250EC, Actimax 50WG, …

4. Sâu bệnh hại trên cây bưởi: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu đăng ký trong danh mục thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam.

5. Sâu bệnh hại trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sâu bệnh trên cây keo để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

Nơi nhận:

- TT huyện ủy, UBND huyện (b/c);

- Chi cục TT&BVTV Phú thọ (b/c);

- Ban chỉ đạo SX NN (các thành viên);

- VP huyện ủy, VP UBND huyện;

- Phòng NN & PTNT, Trạm KN, Trạm CN&TY, Đài TT;

- Hội ND, Hội PN, Hội CCB, Đoàn TN;

- 20 xã, Thị trấn;

- L­ưu.

TRẠM TRƯỞNG

            

       

Đỗ Thị Thuỳ Dương