Thứ Ba, 30/4/2024

Thông báoTình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 01/2021 Dự báo tình hình SVGH tháng 02/2021 (Số 02/2021). Cẩm Khê.

Tuần 10. Tháng 2/2021. Ngày 03/02/2021
Từ ngày: 01/02/2021. Đến ngày: 28/02/2021

CHI CỤC TT VÀ BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT VÀ BVTV CẨM KHÊ



Số: 02 /TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Cẩm Khê, ngày  03 tháng 02 năm 2021

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 01/2021

Dự báo tình hình SVGH tháng 02/2021


I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 01/2021:

1. Trên mạ xuân: Bệnh sinh lý hại nhẹ, chuột hại cục bộ.

2. Trên lúa muộn trà 1: Bệnh sinh lý hại nhẹ, ốc bươu vàng hại nhẹ cục bộ hại trung bình.

3. Trên rau đông:

- Sâu xanh: Diện tích nhiễm 15,5 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 10,5 ha.

- Bệnh sương mai: Diện tích nhiễm 8,2 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 8,2 ha.

- Ngoài ra, sâu tơ, bệnh thối nhũn, rệp hại nhẹ.

4. Trên cây ăn quả: Nhện lông nhung, bệnh thán thư hại nhẹ trên cây nhãn, vải. Rệp các loại, bệnh chảy gôm, bệnh loét, sẹo phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 02/2021:

1. Trên mạ xuân: Bệnh sinh lý hại nhẹ. Rầy các loại, cào cào, châu chấu,... gây hại rải rác. Chuột gây hại cục bộ.

2. Trên lúa xuân: Bệnh sinh lý, ốc bươu vàng gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Chuột gây hại cục bộ vào cuối tháng 2. Rầy các loại, bọ trĩ, ruồi đục nõn gây hại rải rác.

3. Trên ngô xuân: Sâu xám, sâu keo mùa thu, phát sinh gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Chuột hại cục bộ.  

4. Trên cây rau đông: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, bệnh sương mai, thối nhũn vi khuẩn hại rải rác.

5. Trên cây ăn quả: Bệnh thán thư, bệnh sương mai, nhện lông nhung hại nhẹ trên cây nhãn, vải. Rầy, rệp các loại, sêu vẽ bùa, bệnh thán thư, chảy gôm, bệnh loét sẹo phát sinh gây hại trên cây bưởi.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa xuân: Không cấy lúa vào những ngày thời tiết rét đậm, rét hại dưới 150 C. Duy trì đủ lượng nước trong ruộng, chống rét cho lúa, để hạn chế bệnh sinh lý (không để ruộng cạn nước).

- Diệt chuột(Theo hướng dẫn số 01/HD-TT&BVTV, ngày 02 tháng 02 của Trạm. Đầu vụ gieo cấy, chuột di chuyển do làm đất đổ ải và co cụm tại các bờ trục đường lớn, khu trang trại chăn nuôi, khu vực nghĩa trang, trồng cỏ voi,... thời điểm chuột trú ẩn, co cụm diệt chuột bằng biện pháp thủ công như đánh bắt, hun khói, đổ nước, quây lưới, .... là rất hiệu quả. Mặt khác,  khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ chuột lại di chuyển ra ruộng và gây hại lúc này tổ chức diệt chuột tập trung mang lại hiệu quả cao nhất. Diệt chuột tập trung bằng bả sinh học, thuốc trừ chuột hóa học có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ như thuốc Ranpart 2%DS, Hi Cate 0.25WP,  Cat 0.25WP, Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP, ... hoặc bả trộn sẵn Broma 0.005AB,....).

2. Trên ngô xuân: Phòng chống sâu keo mùa thu bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, như:

+ Biện pháp canh tác, thủ công: Làm đất kỹ trước khi trồng; xới sáo, làm sạch cỏ và bón phân vun gốc cho ngô để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu và diệt nhộng. Ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trưởng thành.

+ Biện pháp sinh học: Sử dụng bẫy bả chua ngọt để bắt diệt trưởng thành; sử dụng các giống ngô chuyển gen (DK 9955S, DK 6919S,...)

+ Biện pháp hoá học:  Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Tạm thời sử dụng một số thuốc để trừ sâu keo mùa thu: Ví dụ như: Emaben 2.0 EC, Dylan 10EC; Tasieu 3.6EC, Angun 5WG, Emagold 160SC, Match 050EC, Lufenron 050EC,... . Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2), nếu mật độ cao có thể phun kép (2 lần), lần 1 cách lần 2 từ 4 - 6 ngày, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi chiều tối.

3. Trên cây rau: Chăm sóc theo quy trình sản xuất rau an toàn. Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc có trong danh mục đăng ký cho rau, trong đó lưu ý:

- Sâu tơ: Khi mật độ sâu trên 20 con/m2 (giai đoạn cây con) hoặc trên 30 con/m2 (khi cây lớn), sử dụng một số loại thuốc như: Dylan 2EC, Aremec 36EC, Kuraba WP, Goldmectin 36EC, Delfin WG, Comda gold 5WG, Pesieu 500SC, Emaben 2.0EC, Trutat 0.32EC, Altivi 0.3EC,…

- Bệnh sương mai: Phun khi bệnh mới xuất hiện, sử dụng một số loại thuốc như: Zineb Bul 80WP, Amistar 250 SC, Dipomate 80WP, Thumb 0.5SL, DuPontTMKocide 46.1WG, ....

- Bệnh thối nhũn: Phun khi bệnh mới xuất hiện, sử dụng một số loại thuốc như: Kamsu 2SL, Oxycin 100WP, Kaisin 100WP, Agrilife 100 SL, Saipan 2SL, Miksabe 100WP, Tilsom 400SC, Bonny 4SL,...

4. Trên cây ăn quả: Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Các vườn bưởi thời kỳ kinh doanh sẽ bật lộc, ra nụ cần chú ý phòng trừ một số đối tượng như sâu vẽ bùa, rầy, rệp các loại, bọ trĩ, nhện, bệnh thán thư, sẹo, loét, chảy gôm để sâu bệnh không gây hại và ảnh hưởng tới hoa, quả non.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

Nơi nhận:

- TT: HU, HĐND huyện;

- CT, PCT (Ô.Lợi);

- Chi cục TT & BVTV Phú Thọ;

- Phòng NN&PTNT, Trạm KN;

- HND, HPN, Đài TT huyện;

- UBND các xã, TT;

- Lưu: Trạm./.

TRẠM TRƯỞNG

Nguyễn Thị Ngọc Ánh



Thông báo sâu bệnh khác

Tiêu đề Huyện Từ ngày Đến ngày
Thông báo sâu bệnh kỳ 05 - 2/2021 Cẩm Khê 01/02/2021 07/02/2021
Thông báo sâu bệnh kỳ 04 - 1/2021 Cẩm Khê 25/01/2021 31/01/2021
Thông báo sâu bệnh kỳ 03 - 1/2021 Cẩm Khê 18/01/2021 24/01/2021
Thông báo sâu bệnh kỳ 02 - 1/2021 Cẩm Khê 11/01/2021 17/01/2021
Thông báo tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 12.2020 dự báo tình hình SVGH tháng 01.2021tháng - 1/2021 Cẩm Khê 01/01/2021 31/01/2021
Thông báo sâu bệnh kỳ 01 - 1/2021 Cẩm Khê 04/01/2021 10/01/2021
thông báo sâu bệnh kỳ 51 - 12/2020 Cẩm Khê 14/12/2020 20/12/2020
kết quả điều tra sâu bệnh kì 48 - 11/2020 Cẩm Khê 23/11/2020 29/11/2020
kết quả điều tra sâu bệnh kì 47 - 11/2020 Cẩm Khê 16/11/2020 22/11/2020
kết quả điều tra sâu bệnh kì 46 - 11/2020 Cẩm Khê 09/11/2020 15/11/2020