Thứ Tư, 15/5/2024

Thông báo kết quả tổng điều tra sâu bệnh đầu vụ xuân năm 2022 (Số 108/2022). Phú Thọ.

Tuần 12. Tháng 3/2022. Ngày 23/03/2022
Từ ngày: 17/03/2022. Đến ngày: 23/03/2022

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV

 


Số: 108 /TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

    Phú Thọ, ngày 16 tháng 3 năm 2022

 

 

THÔNG BÁO

Kết quả tổng điều tra sinh vật gây hại (SVGH) đầu vụ

và dự báo tình hình SVGH lúa vụ Xuân 2022

 


Vụ xuân 2022, toàn tỉnh đã gieo cấy được 35.732 ha, đạt 100,2% kế hoạch. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài nhiều ngày trước và sau tết Nguyên đán, kèm theo tình trạng thiếu nắng, trời âm u nên cây lúa sinh trưởng và phát triển chậm hơn so với cùng kỳ và TBNN. Hiện nay, các trà lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh đến đẻ rộ và bắt đầu xuất hiện một số SVGH. Qua 2 kỳ tổng điều tra đầu vụ, Chi cục thông báo tình hình và nhận định SVGH của vụ như sau:

I. MỘT SỐ SVGH CHÍNH VÀ DỰ BÁO:  

1. Chuột hại:

* Hiện tại: Chuột đã di chuyển và gây hại trên đồng ruộng. Diện tích hại 236,7 ha (Nhẹ 200,5 ha, trung bình 36,2 ha), thời điểm phát sinh và mức độ hại tương đương so với CKNT, tỷ lệ dảnh hại phổ biến 0,02 - 0,5%, cao 1,0 - 4%, cục bộ 6,0 - 7% (Tam Nông, Thanh Ba, Phù Ninh).

Từ cuối tháng 02 đến nay, các huyện, thành, thị đã và đang triển khai diệt chuột tập trung theo phát động của Sở Nông nghiệp và PTNT. Hiện tại, trên đồng ruộng mức độ hoạt động và gây hại của chuột đã giảm.  

* Dự báo trong vụ: Chuột tiếp tục di chuyển, sinh sản và gia tăng số lượng từ giữa đến cuối vụ. Mức độ gây hại của chuột phụ thuộc rất lớn vào đợt diệt chuột tập trung của các địa phương trong tháng 3. Các diện tích lúa ven làng, trang trại, gò đống, ven đồi, đường lớn, chợ, ... dự báo chuột vẫn tiếp tục gây hại mạnh. Các huyện cần chú ý như: Tam Nông, Thanh Ba, Phù Ninh, Đoan Hùng, Thị Xã Phú Thọ, Lâm Thao, Yên Lập, .....

2. Bệnh đạo ôn lá:

* Hiện tại: Nguồn bệnh đã bắt đầu xuất hiện rải rác trên các trà lúa ở hầu hết các huyện, thành, thị, trên các giống: J02, TBR225, Nhị ưu số 7, Nhị ưu 838, Thái Xuyên 111, một số giống nếp, Sin 98, .... Tỷ lệ bệnh phổ biến 0,09 - 0,5%; cao 1,0 - 3,0%; cục bộ ổ 5,4% tại Xã Cự Đồng huyện Thanh Sơn, Xã Vân Đồn huyện Đoan Hùng. Diện tích nhiễm 0,2 ha (nhiễm nhẹ).

* Dự báo: Trong tháng 3, không khí lạnh hoạt động không mạnh, nhưng hiện tượng sương mù, sương mù nhẹ và mưa nhỏ, mưa phùn sẽ xuất hiện nhiều ngày, trời âm u thiếu sáng; mặt khác, cây lúa vừa được bón thúc đẻ nhánh, lá lúa mướt và mềm. Đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh, phát triển và lây lan nhanh trong thời gian tới, đặc biệt là trên các giống mẫn cảm và các ổ bệnh của vụ trước; bệnh có thể gây cháy chòm, ổ nếu không phòng trừ kịp thời, đồng thời là nguồn gây hại trên cổ bông, cổ gié làm ảnh hưởng lớn đến năng suất đối với diện tích lúa trỗ trong tháng 4. Các huyện cần lưu ý, nhất là trên diện tích lúa chất lượng cao.

3. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh đã xuất hiện rải rác trên Trà 1 ở các huyện, thành, thị và muộn hơn so với cùng kỳ năm trước.

* Dự báo: Bệnh khô vằn sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển        và gây hại, mức độ gia tăng nhanh và mạnh hơn khi lúa đứng cái làm đòng trở đi. Bệnh hại nặng hơn trên ruộng cấy dày, bón thừa đạm, bón không cân đối.

4. Rầy các loại:

* Hiện tại: Đã xuất hiện rải rác tại các huyện, thành, thị. Mật độ phổ biến 40 - 88 con/m2, cao 120 con/m2 , phát dục chủ yếu là tuổi 2,3. Hiện tại chưa phát hiện Rầy lưng trắng và Rầy xanh đuôi đen (môi giới truyền bệnh virus).

* Dự báo: Rầy sẽ tiếp tục tích lũy mật độ, có xu hướng gia tăng nhanh về cuối vụ, cần chú ý từ trung tuần tháng 4 đến cuối tháng 5.

5. Các đối tượng khác: Bệnh sinh lý, ruồi đục nõn gây hại nhẹ. Bọ xít đen xuất hiện rải rác, bọ xít dài gây hại cục bộ trên những ruộng lúa trỗ trước so với đại trà vào giữa tháng 4, những ruộng lúa thơm, lúa CLC, những ruộng ven đồi, rừng, ... . Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn (cần lưu ý những ổ đã bị nhiễm của năm trước, cây lúa bắt đầu làm đòng sau những trận mưa rào kèm theo giông lốc). Sâu đục thân 2 chấm gây hại trung tuần tháng 5 trên trà 2.

II. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Nhận định cao điểm SVGH vụ Xuân 2022:

- Đợt 1: Cuối tháng 3 đến giữa tháng 4: Phòng trừ kịp thời các ổ đạo ôn lá. Tiếp tục chỉ đạo diệt chuột thường xuyên trên nhưng diện tích ven gò, trang trại, khu dân cư...vẫn có chuột gây hại sau đợt diệt chuột tập trung.

- Đợt 2: Thời gian từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5 (Đây là cao điểm chỉ đạo phòng trừ SVGH vụ Xuân), cần chú ý phòng trừ đạo ôn cổ bông, nhất là những diện tích đã nhiễm đạo ôn lá; phòng trừ kịp thời đối với sâu đục thân, rầy, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn,...

2. Biện pháp chỉ đạo:

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 cũng như giá vật tư phân bón, thuốc BVTV đã tăng cao so với trước, đề nghị UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc Ban chỉ đạo sản xuất của địa phương, các phòng/trạm chuyên môn đến cơ sở kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ SVGH kịp thời có hiệu quả đảm bảo năng suất và an ninh lương thực trên địa bàn, cụ thể:

- Đẩy mạnh chăm sóc lúa và các cây trồng khác theo chương trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quy trình an toàn. Trong canh tác lúa chú trọng tới nâng cao chất lượng diện tích thâm canh lúa cải tiến (SRI).

- Tuyên truyền và chỉ đạo phòng trừ SVGH theo hướng dẫn của Chi cục và trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp huyện. Trước mắt, trong tháng 3 tiếp tục chỉ đạo diệt chuột tập trung và phòng trừ các ổ đạo ôn lá.

- Chi cục giao Phòng Bảo vệ thực vật, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện, thành, thị tiếp tục điều tra, theo dõi, thu mẫu Rầy xanh đuôi đen, Rầy lưng trắng để phân tích, giám định nguồn virus gây bệnh; dự báo chính xác về quy mô, mức độ và vùng gây hại với từng đối tượng, ra thông báo hàng tuần, tham mưu, đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH kịp thời có hiệu quả đảm bảo an toàn cho sản xuất trên địa bàn.

Chi cục Trồng trọt và BVTV trân trọng thông báo và đề nghị UBND các huyện, thành, thị quan tâm chỉ đạo./.

 

 Nơi nhận:

- Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);

- Sở NN&PTNT (b/c);

- UBND các huyện, thành, thị (Để chỉ đạo);

- Phòng KHTC, TTKN (PH);

- LĐCC, các phòng, trạm thuộc Chi cục;

- Lưu: VT.

CHI CỤC TRƯỞNG

 

 

 

(Đã ký)

 

 

 

Phan Văn Đạo

 

Thông báo sâu bệnh khác

Tiêu đề Huyện Từ ngày Đến ngày
Thông báo 7 ngày trên lúa - 3/2022 Toàn tỉnh 18/03/2022 23/03/2022
Thông báo tình hình SVGH kỳ 11 - 3/2022 Toàn tỉnh 11/03/2022 17/03/2022
Thông báo tình hình SVGH kỳ 10 - 3/2022 Toàn tỉnh 04/03/2022 10/03/2022
Thông báo tình hình SVGH kỳ 09 - 3/2022 Toàn tỉnh 25/02/2022 03/03/2022
Thông báo tình hình SVGH tháng 2, DB tháng 3/2022 - 2/2022 Toàn tỉnh 01/02/2022 28/02/2022
Thông báo tình hình SVGH kỳ 08 - 2/2022 Toàn tỉnh 18/02/2022 24/02/2022
Thông báo tình hình SVGH kỳ 07 - 2/2022 Toàn tỉnh 11/02/2022 17/02/2022
Thông báo tình hình SVGH kỳ 06 - 2/2022 Toàn tỉnh 04/02/2022 10/02/2022
Thông báo tình hình SVGH kỳ 05 - 2/2022 Toàn tỉnh 28/01/2022 03/02/2022
Thông báo tình hình SVGH tháng 1, DB tháng 2/2022 - 1/2022 Toàn tỉnh 01/01/2022 31/01/2022