Thứ Sáu, 3/5/2024

Thông báo THSB tháng 3. Dự báo THSB tháng 4.2022 (Số 7/2022). Phù Ninh.

Tuần 14. Tháng 4/2022. Ngày 06/05/2022

CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV PHÙ NINH

 


Số: 07/TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Phù Ninh, ngày 04 tháng 04 năm 2022

 

 THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 3/2022

Dự báo tình hình SVGH tháng 4/2022

 


I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 3/2022:

1. Trên lúa xuân muộn trà 1:

- Chuột: Diện tích bị hại 93,5 ha (Hại nhẹ 65,3 ha, trung bình 28,2 ha).

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 56,5 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).

- Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 28,2 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).

2. Trên lúa xuân muộn trà 2:

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 22,5 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).

- Chuột: Diện tích bị hại 22,5 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 11,2 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).

3. Trên cây ngô xuân:

- Sâu keo mùa thu, bệnh sinh lý, sâu xám gây hại rải rác.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 4/2022:

1. Trên lúa xuân:

- Bệnh đạo ôn lá: Theo dự báo của đài khí tưởng thủy văn khu vực Việt Bắc trong tháng 4 thời tiết tiếp tục nhiều ngày âm u, nhiều mây, có mưa chủ yếu về đêm và sáng sớm, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ giao động từ 18 - 300C. Cây lúa được bổ sung đạm khi bón đón đòng nên là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan, gây hại trên diện rộng. Đồng thời có nguy cơ đạo ôn cổ bông trên các diện tích lúa trỗ trong tháng 4 nhiễm đạo ôn lá. Cần chú ý đối với các ruộng đã bị đạo ôn lá, trên giống mẫn cảm như: J02, TBR225, Thiên ưu 8, Thái Xuyên 111, Hương thơm số 1, một số giống nếp, Sin 98, ..... Các xã cần quan tâm: Bình Phú, Tiên Du, Hạ Giáp,...

- Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại trên tất cả các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối, nhất là trên diện tích lúa đang làm đòng.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong tháng 4, khi thời tiết chuyển mùa thường sẽ có những cơn mưa rào kèm theo dông lốc, bệnh sẽ phát sinh, lây lan và gây hại bộ lá đòng trên tất cả các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng, cần lưu ý trên các giống lúa có bản lá to, mềm, ruộng bón nhiều đạm, bón phân không cân đối.

- Rầy các loại: tiếp tục tích lũy mật độ gây hại vào cuối tháng 4 trên những diện tích lúa phơi màu đến ngậm sữa, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ có thể gây cháy ổ, cháy chòm. Cần lưu ý những ổ rầy gây hại của năm trước.

Ngoài ra: Chuột, bọ xít dài gây hại trên những ruộng lúa thơm, lúa CLC, ruộng lúa trỗ trước so với đại trà, ven đồi gò, lúa chất lượng cao. Sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn gây hại nhẹ rải rác.

2. Trên ngô xuân: Bệnh khô vằn, rệp cờ, sâu đục thân, bắp hại rải rác.

3. Trên cây ăn quả: Bệnh thán thư, bọ xít gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Sâu róm, sâu đục cành, nhện, bệnh loét, sẹo gây hại rải rác, nhẹ trên cây bưởi.

 

III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

1.     Công tác chỉ đạo:

- Trong tháng 4 là thời gian sâu bệnh gây hại mạnh trên nhiều cây trồng nhất là trên lúa, đề nghị UBND các xã, thị trấn hết sức quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, phân công cán bộ kiểm tra đồng ruộng, khoanh vùng và phòng trừ triệt để các ổ bệnh. Chỉ đạo các xã tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh ở các khu dân cư về kỹ thuật nhận biết và phòng trừ sâu bệnh theo thông báo của Trạm trồng trọt và BVTV.

- Trạm Trồng trọt và BVTV huyện, thành, thị điều tra kỹ đồng ruộng, DTDB chính xác về quy mô, mức độ gây hại, tham mưu cho UBND cấp xã, thị trấn biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho sản xuất.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

2.1. Trên lúa xuân:

- Bệnh đạo ôn: Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, dừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón qua lá. Tranh thủ trời tạnh ráo phun phòng trừ ngay đối với các diện nhiễm bằng các loại thuốc, ví dụ như: Fu-army 30WP, Ban kan 600WP, Lúa vàng 20 WP, Trizole 75 WP, Bemgold750WP, Abenix 10FL, Ka-bum 650WWP, Funhat 40WP, Katana 20SC, Sieubem 777WP, Difusan 40EC, ... Nếu ruộng bị nặng cần phải phun kép (2 lần) lần 1 cách lần 2 từ 3 - 5 ngày. Đối với diện tích lúa trỗ trong tháng 4 mà nhiễm đạo ôn lá nhất thiết phải phun phòng trừ đạo ôn cổ bông khi lúa thấp thoi trỗ và phun lại lần 2 khi lúa trỗ thoát hoàn toàn.   

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Chevin 5SC, Cavil 60WP, Saizole 5EC, Nativo 750WG, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,...

- Chuột: Tiếp tục tổ chức diệt chuột ở những khu, cánh đồng chuột còn gây hại mạnh. Diệt chuột tập trung lần 2 vào thời điểm lúa đứng cái - làm đòng, mồi bả lần này cần có mùi tanh để hấp dẫn chuột (do thời điểm này thức ăn ngoài đồng ruộng đã phong phú hơn. Nếu sử dụng thóc luộc làm mồi thì cần trộn thêm cám dạng bột sử dụng trong chăn nuôi với tỷ lệ 1 phần cám trộn với 10 - 15 phần thóc luộc).

2.2. Trên cây ngô xuân: Chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh đến ngưỡng.

2.3. Trên cây bưởi:

- Bọ xít: Trong danh mục thuốc BVTV có rất ít thuốc đăng ký trừ bọ xít hại bưởi và cây có múi. Tạm thời có thể sử dụng thêm một số thuốc có hoạt chất Isoprocarb, Emamectin benzoate, Permethrin, Cypermethrin, Alpha-cypermethrin, Deltamethrin,… Ví dụ thuốc: Aremec 36EC, Dibamec 1.8EC/3.6EC, Vifast 10SC, Permecide 50EC, Decis 2.5EC, Karate 2.5EC, …

- Nhện: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Redmite 300SC, Silsau 10WP/6.5EC, Altivi 0.3EC; Catex 1.8EC/3.6EC; Dylan 2EC,  Kamai 730EC, SK EnSpray 99 EC, Eska 250EC, Tasieu 1.9EC, Alfamite 15EC,...

- Bệnh thán thư: Khi cây có tỷ lệ bệnh 20% cây, lộc và 30% lá hại thì sử dụng mộ số hoạt chất: Ningnanmycin, Mancozeb, Streptomyces lydicus, Kasugamycin, Chlorothalonil, Azoxystrobin,... Ví dụ thuốc: Diboxylin 4SL, Sucker 2SL, Bisomin 2SL, Penncozeb 75WG /80 WP, Actinovate 1SP, Actino-Iron 1.3SP, Fungonil 75WP, Amistar® 250 SC,

- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Anti-xo 200WP, Avalon 8WP, Kata 2SL, Kagomi 3SL, Saipan 2 SL, Kozuma 8SL, ...

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.

 

Nơi nhận:

- TTHU, HĐND, UBND huyện;

- Chi cục TT&BVTV Phú Thọ;

- Phòng NN&PTNT, Trạm KN;

- TTVHTTDL & TT;Hội ND, PN, CCB, Đoàn TN;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu: trạm.

(Người soạn thảo: Nguyễn Thị Thanh Hải)

Trưởng trạm

 

 

 

 

Nguyễn Hữu Đại

 

 

Thông báo sâu bệnh khác

Tiêu đề Huyện Từ ngày Đến ngày
Thông báo sâu bệnh tháng 4, dự báo tình hình sâu bệnh tháng 5 - 5/2022 Phù Ninh
Thông báo sâu bệnh kỳ 18 - 5/2022 Phù Ninh 02/05/2022 08/05/2022
Thông báo sâu bệnh kỳ 17 - 4/2022 Phù Ninh 25/04/2022 01/05/2022
Thông báo sâu bệnh kỳ 16 - 4/2022 Phù Ninh 18/04/2022 24/04/2022
Thông báo sâu bệnh kỳ 15 - 4/2022 Phù Ninh 11/04/2022 17/04/2022
Thông báo sâu bệnh kỳ 12 - 3/2022 Phù Ninh 21/03/2022 27/03/2022
Thông báo sâu bệnh kỳ 11 - 3/2022 Phù Ninh 14/03/2022 20/03/2022
Thông báo sâu bệnh kỳ 10 - 3/2022 Phù Ninh 07/03/2022 13/03/2022
Thông báo sâu bệnh tháng 2, dự báo tình hình sâu bệnh tháng 3 - 3/2022 Phù Ninh
Thông báo sâu bệnh kỳ 09 - 2/2022 Phù Ninh 28/02/2022 06/03/2022