Thứ Bảy, 4/5/2024

Thông báo sâu bệnh tháng 3 dự báo tình hình sâu bệnh tháng 4 (2022). Việt Trì.

Tuần 0. Tháng 4/2022. Ngày 21/04/2022

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 3/2022

 Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 4/2022

 


I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 3/2022

1. Trên lúa xuân:

 - Bệnh đạo ôn lá: Gây hại nhẹ rải rác, tỷ lệ phổ biến 0,1 - 0,3%. Diện tích nhiễm 5,4 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ.

- Ngoài ra: Bệnh khô vằn, cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bọ trĩ, ... hại nhẹ rải rác. Chuột hại cục bộ

2. Trên cây ngô:

- Sâu keo mùa thu, bệnh đốm, rệp,... lá hại nhẹ rải rác.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 4/2022:

1. Trên lúa xuân:

-  Bệnh đạo ôn lá: Theo dự báo của đài khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc, trong tháng 4 thời tiết tiếp tục nhiều ngày âm u,  nhiều mây có mưa chủ yếu về đêm và sáng sớm, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ giao động từ 18 – 300C. Cây lúa được bổ sung đạm do bón đón đòng nên là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh, lây lan, gây hại trên diện rộng. Đồng thời có nguy cơ đạo ôn cổ bông đối với những diện tích lúa trỗ trong tháng 4 nhiễm đạo ôn lá. Cần chú ý những ruộng đã bị đạo ôn lá, trên các giống mẫn cảm như: TBR 225, JO2, Thiên ưu 8, một số giống lúa nếp,... Các xã, phường cần chú ý: Thụy Vân, Kim Đức, Sông Lô, Trưng Vương, Minh Nông,...

- Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại trên tất cả các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại mạnh ở những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm, bón phân không cân đối, nhất là trên các diện tích lúa đang làm đòng.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: trong tháng 4, khi thời tiết chuyển mùa thường có những cơn mua kèm theo dông lốc, bệnh sẽ phát sinh, lây lan gây hại bộ  lá đòng trên tất cả các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, cần chú ý các giống lúa có bản lá to, mềm, ruộng lúa bón nhiều đạm, bón phân không cân đối.

- Rầy các loại: Tiếp tục tích lũy mật độ gây hại vào cuối tháng 4 trên những diện tích lúa phơi màu đến ngậm sữa, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ có thể gây cháy chòm, cháy ổ. Cần chú ý những ổ rầy gây hại của năm trước.

Ngoài ra: Chuột, bọ xít dài gây hại trên những ruộng lúa thơm, lúa CLC, ruộng lúa trỗ trước so với đại trà, ven đồi gò. Sâu đục thân, cuốn lá nhỏ gây hại nhẹ rải rác.

2. Trên ngô xuân: bệnh khô vằn, đốm lá nhỏ, sâu đục thân, đục bắp, chuột  hại rải rác.

III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa xuân:

- Bệnh đạo ôn lá: Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, dừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng. Trong điều kiện thời tiết đang thuận lợi cho bệnh phát sinh và gây hại cần phòng trừ ngay bằng các loại thuốc, ví dụ như: Fu-army 30WP, Bemgold750WP, Abenix 10FL, Ka-bum 650WWP, Funhat 40WP, Katana 20SC, Sieubem 777WP, A.V.T 5SC, Som 5SL, Difusan 40EC, ...Nếu ruộng bị nặng phải phun kép hai lần, lần 1 cách lần 2 từ 3-5 ngày. Đối với diện tích lúa trỗ trong tháng 4 mà nhiễm đạo ôn lá nhất thiết phải phun phòng trừ đạo ôn cổ bông khi lúa thấp thoi trỗ và phun lại lần 2 khi lúa trỗn thoát hoàn toàn.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa có tỷ lệ dảnh hại trên 20% tiến hành phun phòng bằng một số loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Chevin 5 SC, Cavil 60WP, Nativo 750WG, ...

- Chuột: Tiếp tục diệt chuột ở những khu, cánh đồng còn gây hại mạnh. Tiếp tục diệt chuột tập trung lần 2 giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng, mồi bả đợt này cần phải có mùi tanh đê hấp dẫn chuột (do giai đoạn này thức ăn ngoài đồng ruộng đã phong phú hơn, nếu sử dụng thóc luộc thì cần trộn thêm thức ăn dạng bột trong chăn nuôi với tỷ lệ 1 phần cám với 10-15 phần thóc luộc).

2. Trên cây ngô xuân: Chỉ phun phòng trừ khi tỷ lệ và mật độ nhiễm vượt ngưỡng

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.

 

Nơi nhận:                    

- Chi cục TT&BVTV Phú Thọ (B/c);

- UBND TP (B/c);  

- Phòng Kinh tế, ĐTT;

- UBND phường, xã;

 - Lưu Trạm.

 

 

 

 TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Thị Lan Phương

 

 

Thông báo sâu bệnh khác