Thứ Bảy, 11/5/2024

Thông báo tình hình SVGH tháng 12/2023. Dự báo tình hình SVGH tháng 01/2024 (Số 02/2024). Đoan Hùng.

Tuần 1. Tháng 1/2024. Ngày 03/01/2024

CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV ĐOAN HÙNG

 


Số: 02/TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Đoan Hùng, ngày 03 tháng 01 năm 2024

 

THÔNG BÁO

Tình hình tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 12/2023

Dự báo tình hình SVGH tháng 01/2024

 


I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 12/2023:

1. Trên cây ngô:

- Bệnh khô vằn hại nhẹ. Diện tích nhiễm 16,58 ha nhiễm nhẹ.

Ngoài ra, bệnh đốm lá, sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ phát sinh gây hại rải rác. Chuột gây hại cục bộ.

2. Trên cây bưởi:

Ruồi đục quả hại nhẹ, rệp các loại, sâu đục thân, đục gốc, đục cành, nhện, sâu vẽ bùa phát sinh gây hại rải rác.

3. Trên cây lâm nghiệp:

Sâu cuốn lá, sâu kèn, bệnh đốm lá, bệnh khô cành khô lá gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc, bệnh chết ngược gây hại cục bộ trên keo.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 01/2024:

1. Trên mạ: Bệnh sinh lý, cào cào, châu chấu, bọ trĩ ... gây hại rải rác. Chuột gây hại cục bộ.

2. Trên lúa xuân: Bệnh sinh lý, ốc bươu vàng phát sinh gây hại nhẹ đến trung bình. Rầy các loại, ruồi đục nõn, bọ trĩ hại rải rác.

3. Trên ngô đông: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, sâu đục thân, bắp hại rải rác. Chuột hại cục bộ.

4. Trên cây bưởi: Rệp, bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo, bệnh thán thư, sâu vẽ bùa, sâu ăn lá... hại nhẹ rải rác.

5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, bệnh khô cành khô lá, bệnh phấn trắng, mối hại gốc hại rải rác trên cây keo.

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên mạ: Gieo mạ đúng khung lịch thời vụ, trà xuân muộn chia làm 2 trà: trà 1 gieo từ ngày01- 05/01/2024, trà 2 gieo từ ngày 25/01 - 05/02/2024, không gieo quá dày, bón lót đầy đủ phân chuồng hoai mục, phân lân. Theo dõi diễn biến thời tiết, chủ động phòng chống rét cho mạ bằng cách che phủ nilon.

 Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng một số loại thuốc trừ rầy nội hấp (ví dụ: Actara 25WG, Virtako 1.5RG, Hichespro 500WP, Admaire 50EC, Enaldo 40FS, Gaucho 600FS…) để ngăn ngừa bệnh virus, bệnh lùn sọc đen gây hại. Thực hiện che phủ nilon cho tất cả diện tích mạ để chống rét đồng thời ngăn ngừa rầy xâm nhập. Phun thuốc phòng trừ rầy cho mạ trước khi cấy 3 - 5 ngày bằng một số loại thuốc, ví dụ: Actara 25WG, Virtako 1.5RG, Hichespro 500WP, Admire 050 EC,...

2. Trên lúa xuân:

- Thực hiện làm đất sớm, vệ sinh đồng ruộng, cày vùi lúa chét và cỏ dại để cắt đứt nguồn thức ăn và lưu trú của rầy xanh đuôi đen và rầy lưng trắng. Điều tra phát hiện Rầy lưng trắng và Rầy xanh đuôi đen thu thập mẫu để phân tích giám định bệnh lùn sọc đen phương Nam, bệnh vàng lụi (vàng lá di động) để có biện pháp khoanh vùng và chỉ đạo phòng trừ kịp thời nếu có.

 - Áp dụng các biện pháp canh tác SRI, IPM để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.

- Duy trì đủ lượng nước trong ruộng, chống rét cho lúa, để hạn chế bệnh sinh lý. Tiến hành chăm sóc, bón phân, làm cỏ sục bùn khi lúa bén rễ hồi xanh và thời tiết ấm; không bón thúc đẻ vào những ngày trời rét, nhiệt độ dưới 150C.

- Diệt chuột: Trong tháng 1 sẽ tập trung thu hoạch cây trồng vụ đông và đang cày bừa đổ ải phục vụ gieo cấy lúa, chuột sẽ di chuyển và ẩn nấp tại các bờ trục đường lớn, khu trang trại chăn nuôi, khu vực nghĩa trang, trồng cỏ, ... Do đó tổ chức diệt chuột ở những nơi ẩn nấp của chuột lúc này là rất hiệu quả, giảm thiểu sự gây hại cho vụ. Tổ chức diệt chuột bằng biện pháp thủ công như: đánh bắt, hun khói, đổ nước, quây lưới, .... hoặc diệt chuột bằng bả sinh học, thuốc trừ chuột hóa học có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ như thuốc Ranpart 2%DS, Cat 0.25WP, Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP, ... hoặc bả trộn sẵn Broma 0.005AB,....).

2. Trên cây bưởi:

Sau thu hoạch 20 - 30 ngày tiến hành vệ sinh vườn, cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành vượt, cành tược, cuống quả. Nếu tán cây dày cắt bớt cành cấp 1, 2 sao cho cây thông thoáng trong tán, quét vôi gốc. Lưu ý vệ sinh vườn vào những ngày hanh khô.

- Sử dụng phân chuồng hoai mục với lượng 50 - 70 kg phối trộn  với  2 - 3 kg NPK(12.5.10) để bón cho 1 gốc cây đã cho thu hoạch. Tiến hành đào rạch rộng 25 - 30 cm sâu 10 - 15 cm theo rìa chiều rộng tán lá, rắc đều phân vào rạch và lấp kín đất, nếu trời hanh khô bà con nên tưới nước giúp cho cây hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.

- Rệp: Khi cây có trên 25% cành, lá bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Biomax 1EC, Shertin 3.6EC, Applaud 25SC, Map-Judo 25WP, Visit 5EC,...

Ngoài ra cần chú ý theo dõi bệnh loét sẹo, bệnh thán thư, sâu vẽ bùa,...

3. Trên cây lâm nghiệp: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

 

Nơi nhận:

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- TT- Huyện ủy (b/c);

- UBND Huyện (b/c);

- Ban chỉ đạo sản xuất (P/h)

- UBND các xã, TT;

- Lưu.

TRẠM TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

 

Đỗ Chí Thành

 

 


 


Thông báo sâu bệnh khác

Tiêu đề Huyện Từ ngày Đến ngày
Thông báo tình hình SVGH kỳ 01 - 1/2024 Đoan Hùng 01/01/2024 07/01/2024
Thông báo tình hình SVGH kỳ 52 - 12/2023 Đoan Hùng 25/12/2023 31/12/2023
Thông báo tình hình SVGH kỳ 51 - 12/2023 Đoan Hùng 18/12/2023 24/12/2023
Thông báo tình hình SVGH kỳ 50 - 12/2023 Đoan Hùng 11/12/2023 17/12/2023
Thông báo tình hình SVGH kỳ 49 - 12/2023 Đoan Hùng 04/12/2023 10/12/2023
Thông báo tình hình SVGH tháng 11. Dự báo tình hình SVGH tháng 12 - 12/2023 Đoan Hùng
Thông báo tình hình SVGH kỳ 48 - 11/2023 Đoan Hùng 27/11/2023 03/12/2023
Thông báo tình hình SVGH kỳ 47 - 11/2023 Đoan Hùng 20/11/2023 26/11/2023
Thông báo tình hình SVGH kỳ 46 - 11/2023 Đoan Hùng 13/11/2023 19/11/2023
Thông báo tình hình SVGH kỳ 45 - 11/2023 Đoan Hùng 06/11/2023 12/11/2023