Thứ Hai, 28/10/2024

Thong báo tình hình SVGH tháng 7. Dự báo tình hình SVGH tháng 8 (Số 57/2024). Đoan Hùng.

Tuần 31. Tháng 8/2024. Ngày 31/07/2024

 

CHI CỤC TT&BẢO VỆ THỰC VẬT

TRẠM TT&BVTV ĐOAN HÙNG

 


Số: 57/TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Đoan Hùng, ngày 31 tháng 7 năm 2024

 

 

 THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 7/2024

Dự báo tình hình SVGH tháng 8/2024

 


I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 7/2024:

1.     Trên lúa mùa:

- Ốc bươu vàng phát sinh gây hại nhẹ, cục bộ ổ. Diện tích nhiễm nhẹ 95,1 ha.

- Bệnh sinh lý hại nhẹ. Diện tích nhiễm nhẹ 43,52 ha.

- Chuột phát sinh gây hại nhẹ. Diện tích nhiễm nhẹ 29,91 ha.

Ngoài ra, các đối tượng khác như: sâu đục thân, rầy các loại, bọ xít đen, bệnh thối thân... hại rải rác.

2. Trên cây ngô hè thu:

- Sâu keo mùa thu hại nhẹ. Diện tích nhiễm 24,99 ha nhiễm nhẹ.

- Bệnh khô vằn hại nhẹ. Diện tích nhiễm nhẹ 11,4 ha.

Ngoài ra, các đối tượng khác: Bệnh đốm lá nhỏ, sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ... hại rải rác.

3. Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ hại nhẹ - trung bình. Diện tích nhiễm 179,4 ha (Trong đó: nhiễm nhẹ 135,64 ha, nhiễm trung bình 43,76 ha). Diện tích phòng trừ 43,76 ha.

- Nhện đỏ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Diện tích nhiễm 135,65 ha nhiễm nhẹ.

Ngoài ra, các đối tượng khác như: Bọ xít muỗi, rầy xanh... hại rải rác.

4. Trên cây bưởi: Nhện các loại, rệp các loại, bọ xít, sâu vẽ bùa, sâu xanh bướm phượng, sâu đục thân, đục gốc đục cành, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh thán thư, bệnh loét sẹo, bệnh thối quả hại rải rác.

5. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, mối hại gốc, sâu cuốn lá, sâu kèn mái chùa hại rải rác trên cây keo.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 8/2024:

1. Trên lúa mùa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 5 gây hại từ đầu tháng 8, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Đây là lứa sâu gây hại mạnh cần tập trung phòng trừ.

- Chuột: Tiếp tục gây hại cục bộ, đặc biệt đối với những nơi có địa hình phức tạp, gần đồi gò, khu chợ, dân cư, khu đồng có trang trại chăn nuôi, nghĩa trang, ven đường lớn có trồng cỏ voi,...

- Bệnh khô vằn: Bệnh phát sinh và lây lan trong thời gian tới, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Bệnh phát sinh từ giai đoạn lúa đứng cái trở đi, nhất là sau các cơn mưa lớn kèm theo dông lốc. Mức độ hại nhẹ đến trung bình trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh từ vụ trước, gieo, cấy các giống mẫn cảm (Nhị ưu số 7, Nhị ưu 838, Thiên ưu 8, TBR 225,...).

- Rầy các loại tiếp tục tích lũy mật độ gây hại vào cuối tháng 8 trở đi, mức độ hại nhẹ đến trung bình.

Ngoài ra: Sâu đục thân, bọ xít dài hại nhẹ rải rác.

2. Trên cây ngô:  Bệnh khô vằn hại nhẹ - trung bình. Sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ, bệnh đốm lá hại rải rác. Chuột gây hại cục bộ.

3. Trên cây chè: Bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ. Bọ xít muỗi, rầy xanh, bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh thán thư hại rải rác.

4. Trên cây bưởi: Ruồi vàng gây hại cục bộ, nhện hại nhẹ đến trung bình; rệp các loại, bệnh thán thư, bệnh loét sẹo, bệnh chảy gôm, bệnh thối quả, sâu đục thân đục gốc đục cành gây hại nhẹ rải rác.

5. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, mối hại gốc, sâu cuốn lá, sâu kèn mái chùa hại rải rác. Bệnh chết ngược hại cục bộ trên cây keo.

III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

1.Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sử dụng các biện pháp thủ công, vợt bắt, giết trưởng thành, nhộng và sâu non. Kiểm tra, phân loại đồng ruộng, khi mật độ sâu đến ngưỡng (giai đoạn đứng cái 20 con/m2 , đẻ nhánh rộ 50 con/m2 ) sử dụng các loại thuốc trừ sâu cuốn lá để phòng trừ (Ví dụ thuốc: Incipio 200SC, Indogold 150 SC, Clever 300WG, Dylan 2.0EC (10WG), Tasieu 5WG, Comda gold 5WG, SecSaigon 25EC, Clever 150SC (300WG), Gà nòi 95SP, Abatimec 3.6 EC, ...). Thời điểm phun phòng trừ tốt nhất là từ 04/8 đến 10/8/2024, khi sâu non mới nở, tuổi 1, 2. Một số diện tích cấy muộn hơn có thể phun muộn hơn nhưng không quá ngày 15/8/2024.

- Diệt chuột tập trung: Theo dõi thời tiết và tổ chức rải mồi bả diệt chuột trong 1-2 ngày. Sử dụng các loại bả, thuốc chuột có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ như Hicate 0.25WP, Ranpart 2%DS, Cat 0.25WP, RasGer 20DP, Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP, ..., trộn với thóc luộc nứt vỏ chấu, gạo, khoai lang, mộng mạ, cua, ốc, tép, ... để thành bả hoặc dùng bả trộn sẵn Broma 0.005AB, FORWARAT 0.005% WAX BLOCK, GIMLET 2.0GB…

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Amistar Top® 325SC, Anvil 5SC, ACATOP 320SC, Saipora Super 350SC, Saizole 5EC, Chevin 5SC, Nativo 750WG,Valicare 8SL, Lervil 50SC, Valivithaco 3SL, Help 400 SC,...

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, ví dụ: Saipan 2SL, Alpine 80WP/WDG, Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Kasumin ® 2SL, Avalon 8WP, ViSen 20SC, Sieu Khuan 700 WP...) để phun phòng trừ sớm ngay khi mới phát hiện, tuyệt đối không phun kèm phân bón qua lá và thuốc kích thích sinh trưởng, dừng bón các loại phân hóa học, nhất là phân đạm khi ruộng lúa bị bệnh.

2. Trên cây ngô: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

3. Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Radiant 60SC,...

- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ bọ xít muỗi, Ví dụ: Dylan 2EC, Emaben 2.0EC/3.6WG, Hello 250WP, Map Winner 5WG/10WG, Eska 250EC, Actimax 50WG, Comda 250EC, Trebon 10EC, Nixatop 3.0 CS, Sudoku 58EC …

- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Dylan 2EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Aga 25EC,...

- Nhện đỏ: Khi nương chè có tỷ lệ lá hại trên 20%; có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ nhện đỏ trên chè, ví dụ như: Redmite 300SC, Catex 1.8EC (3.6EC), Tasieu 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Sokupi 0.36 SL, Etoman 20SC,…

4. Trên cây bưởi:

Tiêu diệt sâu đục thân đục cành bằng các biện pháp thủ công, bắt xén tóc trưởng thành. Diệt sâu non mới hại bằng cách dùng gai mây luồn vào vết sâu đục hoặc dùng bơm thuốc BVTV dạng xông hơi, tiếp xúc vào lỗ đục rồi bít lại. Phòng trừ kịp thời các đối tượng SVGH: nhện, bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo, rệp các loại, ve sầu, sâu vẽ bùa...

- Nhện: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng một số hoạt chất: Emamectin benzoate, Petroleum spray oil, ... Ví dụ thuốc: Vimatox 1.9 EC; Dầu khoáng DS 98.9 EC, Citrole 96.3 EC, ...

- Ruồi đục quả:  + Sử dụng các chế phẩm bẫy bả dẫn dụ để tiêu diệt ruồi trưởng thành. Có thể dùng những loại thuốc lưu dẫn nội hấp không có mùi như: Actara 25WG, Vitako 40WG… quét lên những loại hoa quả có mùi thơm dẫn dụ như dứa, xoài, ổi… hoặc mua dụng cụ bẫy bán sẵn trên thị trường hoặc tự chế bằng cách dùng chai nhựa màu vàng (không dùng chai màu trắng) khoét 2 lỗ nhỏ hình chữ nhật đối diện nhau khoảng 2 x 2,5cm, dùng dây thép buộc bông đã thấm thuốc đưa vào đáy chai, đầu kia của dây thép đâm thủng đáy chai, treo lên thân; mật độ bẫy khoảng 20 bẫy/1ha.

+ Có thể sử dụng các loại thuốc BVTV được đăng ký trong danh mục, chứa hoạt chất: Abamectin, Petroleum oil, Methyl Eugenol, Imidacloprid, Propoxur, Dibrom,… Ví dụ: Tungatin 1.8EC, Nimbus 1.8EC, Soka 25EC, Acdruoivang 900SL, Vizubon D AL, Ruvacon 90SL, Ento - Pro 150SL, Flykil 95EC… sử dụng theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Rệp: Khi cây có trên 25% cành, lá bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Movento 150OD, Biomax 1EC, Shertin 3.6EC, Applaud 25SC, Map-Judo 25WP, Visit 5EC,...

- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Dupont TM Kocide  46.1 WG, PN - Coppercide 50WP, Kaisin 50 WP, Avalon 8 WP,....

- Bệnh chảy gôm: Khi trên vườn có trên 10% thân cây bị hại hoặc trên 25% số cành bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Stifano 5.5SL, Sat 4SL, MAP Green 6SL, Xanized 72WP, Tungsin-M 72WP, Alpine 80WP (80WG),...

- Bệnh thán thư: Vệ sinh vườn bưởi, thu dọn các bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy, khi tỷ lệ lộc, lá hại từ 10% thì sử dụng một số loại thuốc BVTV như: Fungonil 75WP, Amistar® 250 SC, Diboxylin 4SL, Sucker 2SL, Penncozeb 75WG /80 WP,...

Ngoài ra cần chú ý các đối tượng khác như: câu cấu, sâu vẽ bùa, sâu ăn lá...

5. Trên cây lâm nghiệp:

Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh cây keo,... chỉ phun trừ các ổ sâu, bệnh đến ngưỡng.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương.

 

Nơi nhận:

- TT huyện uỷ, UBND huyện (b/c);

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- Phòng ban chuyên môn (p/h);

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu.

TRẠM TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)

 

Đỗ Chí Thành

 


 

Thông báo sâu bệnh khác