Thứ Hai, 28/10/2024

Thông báo sâu bệnh kỳ 32 (Số 32/2024). Tân Sơn.

Tuần 32. Tháng 8/2024. Ngày 06/08/2024
Từ ngày: 05/08/2024. Đến ngày: 11/08/2024

 CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV TÂN SƠN

 


Số: 32/TB - TT&BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Tân Sơn, ngày 06  tháng 8 năm 2024

 

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

(Từ ngày 05 /8 đến ngày 11/8/2024)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

1. Thời tiết                                       

Nhiệt độ trung bình: 29-310C. Cao: 340C. Thấp: 280C.          

Độ ẩm trung bình:  65 - 70%, Cao: 75%. Thấp: 60%.

Lượng mưa: Tổng số: ……………………………………..

Nhận xét khác: Thời tiết đầu tuần ban ngày có nắng, chiều và tối có mưa rải rác, cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.

2. Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và diện tích canh tác

          - Lúa mùa trung: Diện tích: 2578 ha; Ngày gieo 15-25/6; Ngày cấy 26/6 -05/7/2024; Giống: Thụy Hương 308, MHC2, Nhị ưu 838, Nhị ưu số 7, TBR 225, TƯ 8, Nếp, ...; GĐST: Cuối đẻ - đứng cái;

          - Ngô: Diện tích kế hoạch 320 ha; GĐST: 8 - 10 lá.

          - Chè: Diện tích: 2.865,7 ha; Giống: PH1, LDP1, …; GĐST: Phát triển búp.         - Trên bồ đề: Diện tích: 2.106,4 ha; GĐST: Phát triển thân lá.

II. TÌNH HÌNH DỊCH HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CHÍNH

Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng

Tên dịch hại và thiên địch

Mật độ/tỷ lệ (con/m2/%)

Tuổi sâu hoặc cấp bệnh phổ biến

TB

Cao

Lúa mùa trung; GĐST: Cuối đẻ - đứng cái.

 

 Sâu cuốn lá nhỏ

5.6

35

T1-T2

Rầy các loại

74.7

350

 

Bệnh sinh lý

2.3

11.1

 

Bệnh thối thân

 

 

 

Chè; GĐST: Phát triển búp.

Bọ cánh tơ

1.7

6.0

 

Bọ xít muỗi

2.1

12

 

Rầy xanh

2.0

8.0

 


III. DIỄN BIẾN CỦA MỘT SỐ DỊCH HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CHỦ YẾU

Tên dịch hại và thiên địch

Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng

Tổng số cá thể điều tra

Tuổi, pha phát dục/cấp bệnh

Mật độ hoặc  chỉ số

Ký sinh (%)

Chết tự nhiên (%)

1

2

3

4

5

6

N

TT

Trung bình

 

Cao

 

Trứng

 

Sâu non

 

Nhộng

 

TT

Tổng số

 

0

1

3

5

7

9

 

 

Sâu cuốn lá nhỏ

Lúa mùa trung; GĐST: Cuối đẻ - đứng cái.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.6

35

 

 

 

 

 

 

Rầy các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

74.7

350

 

 

 

 

 

 

Bệnh sinh lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

11.1

 

 

 

 

 

 

Bọ cánh tơ

Chè; GĐST: Phát triển búp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.7

6.0

 

 

 

 

 

 

Bọ xít muỗi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

12

 

 

 

 

 

 

Rầy xanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.0

8.0

 

 

 

 

 

 

IV. DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH

(Từ ngày 05/8 đến ngày 11/8/2024) 

Số thứ tự

Tên dịch hại

Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng

Mật độ hoặc tỷ lệ (con/m2/%)

Diện tích nhiễm (ha)

DT(1) nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ-  TB

Nặng

Mất trắng

1

Sâu cuốn lá nhỏ

Lúa mùa trung; GĐST: Cuối đẻ - đứng cái.

7 - 14

35

376

376

 

 

+87.1

175.8

 

2

Rầy các loại

70 - 100

350

 

 

 

 

 

 

 

3

Bệnh sinh lý

2 - 3

11.1

23.5

23.5

 

 

+23.5

 

 

4

Bọ cánh tơ

Chè; GĐST: Phát triển búp.

1 - 2

6.0

107.1

107.1

 

 

-107.1

 

 

5

Bọ xít muỗi

2 - 3

12

393.7

393.7

 

 

+61.6

107.1

 

6

Rầy xanh

2 - 3

8.0

120.5

120.5

 

 

-120.5

 

 


          V. NHẬN XÉT

          *Tình hình dịch hại

          - Lúa mùa trung:

          + Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại nhẹ - trung bình, mật độ trung bình 10 – 15 con/m2, cao 30 – 35 con/m2, cục bộ 40 – 50 con/m2 tại các ruộng xanh tốt rậm rạp. Phát dục chủ yếu tuổi 1 – 2.

          + Rầy các loại: Tiếp tục tích lũy mật độ gây hại.

          + Bệnh sinh lý (vàng lá): Gây hại nhẹ rải rác, nhất các chân ruộng trũng, lầy thụt, dộc chua, ngộ độc hữu cơ.

          + Ngoài ra, bọ xít dài, bênh thối thân, tiêm lửa, đốm sọc vi khuẩn, chuột, … phát sinh gây hại rải rác.

          - Ngô: Một số diện tích ngô ở các ruộng thoát nước kém, gặp hiện tượng úng nước do mưa nhiều những ngày qua.

          - Chè: Bọ xít muỗi gây hại nhẹ - trung bình; Bọ cánh tơ, rầy xanh gây hại nhẹ; Nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, thối búp, … gây hại rải rác.

          * Dự báo tình hình sinh vật gây hại thời gian tới

          - Lúa mùa trung:

          + Sâu cuốn lá nhỏ: Tiếp tục gây hại, mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng nếu không được phòng trừ kịp thời; Thời gian phòng trừ tốt nhất từ 05-12/8. Dự kiến diện tích phòng trừ khoảng 300 ha, tập trung tại các xã Tam Thanh, Văn Luông, Minh Đài, Mỹ Thuận, Tân Phú, Thạch Kiệt, ...

          + Rầy các loại tiếp tục tích lũy mật độ gây hại.

          + Bệnh sinh lý gây hại nhẹ - trung bình sau thời tiết mưa dài sau đó nắng gắt.

          + Chuột gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình.

          + Nếu phát hiện ruộng lúa có các triệu chứng: Đầu tiên cây lúa bị héo, màu lá vẫn còn xanh, bẹ mọng nước, sau đó chết vàng từng chồi, nặng hơn dụi lá từng chòm. Khi nhổ khóm lúa lên thì cây lúa bị đứt ngang gốc thân hoặc rễ rất ít, ngắn, bị thối đen và có mùi hôi, nhất là ở các ruộng dộc chua, ngộ độc hữu cơ. Đây chính là triệu chứng của bệnh thối thân lúa, cần chú ý phòng trừ ngay.

          + Ngoài ra, cần chú ý bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh tiêm lửa, bọ xít dài,... gây hại.

          - Ngô: Sâu keo mùa thu gây hại nhẹ.

          - Cây chè:

          + Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, ... gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình.

+ Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài (nhiệt độ ban ngày trên mặt tán chè lên đến 35 – 38oC, thậm chí 40oC), đặc biệt đồi chè không có cây che bóng hoặc có cây che bóng nhưng không đủ mật độ, kết hợp việc bón phân không cân đối, bón nhiều đạm, phun thuốc BVTV dạng nhũ dầu (kí hiệu ND, EC), thuốc kích thích sinh trưởng vào ngày trời nắng, có thể gây cháy búp, táp lá chè.

* Biện pháp kỹ thuật phòng trừ

- Lúa mùa: Thực hiện theo công văn số: 1161/UBND-NN ngày 26/7/2024 của UBND huyện, về việc tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất vụ mùa năm 2024.

> Tiến hành chăm sóc ngay từ đầu vụ và thăm đồng thường xuyên, lưu ý một số đối tượng sâu bệnh hại:

+ Sâu cuốn lá nhỏ: Thời gian phòng trừ tốt nhất từ 05-12/8, khi mật độ sâu non tuổi 1 – 2 trên 50 con/m2 (giai đoạn đẻ nhánh) hoặc trên 20 con/m2 (giai đoạn đòng – trỗ), sử dụng một số loại thuốc trừ sâu cuốn lá, ví dụ thuốc: SecSaigon 25EC, Clever 150SC (300WG), Abatimec 3.6 EC, Indogold 150 SC, Dylan 2.0EC (10WG), Tasieu 5WG, ...

+ Bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa bị bệnh, tuyệt đối không bón phân đạm, tăng cường làm cỏ sục bùn. Khắc phục bằng cách bón 10-15 kg vôi bột + 8 -10 kg supelân/sào kết hợp với làm cỏ sục bùn hoặc sử dụng chế phẩm bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như XO Sogan siêu ra rễ; XO siêu lân,...

Vụ mùa, thời gian sinh trưởng ngắn, sâu bệnh phát sinh nhanh, bà con cần chăm sóc đúng kỹ thuật, thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các đối tượng sâu bệnh gây hại, chỉ phun thuốc khi cần thiết, tuyệt đối không phun thuốc tràn lan ngay đầu vụ.

* Chuột: Phát động đợt diệt chuột tập trung trên địa bàn toàn huyện: Từ ngày 25/7 đến ngày 25/8/2024, tiến hành rải mồi đồng loạt, gọn trong 1- 2 ngày. Chú ý những diện tích lúa ở gần khu vực chăn nuôi, ven gò đồi, kênh mương, ruộng cỏ, gần khu dân cư, ... Trong vụ này cần tổ chức 2 đợt diệt chuột tập trung, cụ thể:

+ Đợt 1: Diệt chuột tập trung vào giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ, sử dụng bả sinh học, thuốc hóa học, ... có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Sử dụng thuốc Hicate 0.25WP, iHIHRanpart 2%DS, Cat 0.25WP, Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP, ... trộn thành bả; mồi nhử là thóc luộc nứt vỏ chấu, gạo, khoai lang, mộng mạ, cua, ốc, tép, ... hoặc bả trộn sẵn Broma 0.005AB, FORWARAT 0.005% WAX BLOCK, GIMLET 2.0GB…).

+ Đợt 2: Diệt chuột tập trung vào giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng, sử
dụng các loại thuốc nêu trên. Mồi bả lần này cần có thêm mùi tanh để thu
hút, hấp dẫn chuột (Nếu mồi bả làm từ thóc luộc thì cần bổ sung thêm cám đậm
đặc dùng cho chăn nuôi, cứ 10 kg mồi thì trộn thêm 0,5 kg cám sau đó đảo đều
cùng với thuốc hoặc bả trộn sẵn Broma 0.005AB, FORWARAT 0.005% WAX
BLOCK, GIMLET 2.0GB…).

+ Lưu ý: Thu gom mồi bả dư thừa, xác chuột chết sau mỗi đợt diệt chuột
để xử lý, tránh gây ô nhiễm môi trường. Cùng thời điểm diệt chuột ngoài đồng,
cần tiến hành diệt chuột trong khu dân cư, khu đô thị, cụm công nghiệp, bệnh viện, trường học, các hộ gia đình và khuyến khích phát triển đàn mèo để đạt hiệu quả cao nhất.

+ Ngoài đợt diệt chuột tập trung, tiếp tục chỉ đạo các khu tích cực triển khai diệt chuột thường xuyên bằng các biện pháp thích hợp, trong đó coi trọng biện pháp đánh chuột bằng biện pháp sinh học, thủ công.

- Bệnh thối thân: Khi bệnh chớm xuất hiện, có thể sử dụng ngay một số thuốc có chứa các hoạt chất như: Copper Hydroxide, Oxolinic acid, Thiodiaxole Zinc, Thiodiazolcopper, Gentamycinsulfate, Bronopol, Oxytetracyline Hydrochloride, Kasugamycin, Bismerthiazol ... ví dụ  như: Totan 200WP, Xantocin 40WP, Visen 20SC, Ychatot 900SP, Kasumil 2L, Batocide 12WP, Lobo 8WP... để phun phòng trừ bệnh. Phun sớm, phun  kỹ và cần kiểm tra lại ruộng sau 5 -7 ngày phun. Về lâu dài để quản lý tốt bệnh thối thân lúa cần đẩy mạnh ứng dụng IPHM để đất khỏe, cây khỏe.

- Ngô:

+ Sâu keo mùa thu: Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số thuốc có hoạt chất như: Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron, ... ví dụ như: Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0 EC; Angun 5WG, Emagold 160SC, Chetsau 100WG, Clever 300WG/150SC, Millerusa 400SC, Indogold 150SC....  Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2), nếu mật độ cao có thể phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 3 - 5 ngày, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi chiều tối.

- Trên chè: Chăm sóc chè ngay từ đầu vụ, chỉ phun phòng trừ sâu bệnh hại khi đến ngưỡng.

+ Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Radiant 60SC,...

+ Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ bọ xít muỗi, Ví dụ: Dylan 2EC, Emaben 2.0EC/3.6WG, Hello 250WP, Map Winner 5WG/10WG, Eska 250EC, Actimax 50WG, Comda 250EC, Trebon 10EC, Nixatop 3.0 CS, Sudoku 58EC …

+ Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Dylan 2EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Aga 25EC,...

+ Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, để hạn chế tình trạng cháy búp, táp lá chè, bà con cần tăng cường bón phân hữu cơ, HC – vi sinh kết hợp xới dưới gốc, tủ gốc bằng rơm rạ, cây phân xanh để tăng khả năng giữ ẩm, hạn chế tối đa bón phân hóa học, đặc biệt là phân đạm vào mùa nắng nóng và tuyệt đối không phun thuốc BVTV dạng nhũ dầu, thuốc kích thích sinh trưởng vào ngày nắng nóng. Về lâu dài, để khắc phục tình trạng này, bà con cần trồng cây che bóng đủ mật độ trên nương chè, xây dựng hệ thống tưới, áp dụng các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng trên cây chè (IPHM, hữu cơ, …).

- Trên bồ đề: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh gây hại và chỉ tiến hành phun phòng trừ khi đến ngưỡng.

*Lưu ý:

- Chỉ sử dụng các loại thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì thuốc để đúng nơi quy định.

- Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định ./.

Nơi nhận:

- Chi cục TT&BVTV Phú Thọ;

- Các phòng ban liên quan;

- BCĐ SX NLN huyện;

- UBND các xã;

- Lưu: Trạm.

TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Hoài Linh

 


Thông báo sâu bệnh khác

Tiêu đề Huyện Từ ngày Đến ngày
Thông báo sâu bệnh kỳ 31 - 7/2024 Tân Sơn 29/07/2024 04/08/2024
Thông báo sâu bệnh kỳ 30 - 7/2024 Tân Sơn 22/07/2024 28/07/2024
Thông báo sâu bệnh kỳ 29 - 7/2024 Tân Sơn 15/07/2024 21/07/2024
Thông báo sâu bệnh kỳ 28 - 7/2024 Tân Sơn 08/07/2024 14/07/2024
Thông báo sâu bệnh kỳ 27 - 7/2024 Tân Sơn 01/07/2024 07/07/2024
Thông báo sâu bệnh kỳ 26 - 6/2024 Tân Sơn 24/06/2024 30/06/2024
Thông báo sâu bệnh kỳ 25 - 6/2024 Tân Sơn 17/06/2024 23/06/2024
Thông báo sâu bệnh kỳ 24 - 6/2024 Tân Sơn 10/06/2024 16/06/2024
Thông báo sâu bệnh kỳ 23 - 6/2024 Tân Sơn 03/06/2024 09/06/2024
Thông báo sâu bệnh kỳ 22 - 5/2024 Tân Sơn 27/05/2024 02/06/2024