Thứ Hai, 28/10/2024

Thông báo tình hình SVGH 7 ngày trên lúa kỳ ngày 20.8.2024 (2024). Yên Lập.

Tuần 64. Tháng 8/2024. Ngày 20/08/2024

CHI CỤC TT & BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV YÊN LẬP

 


Số: 64/TB-TT&BVTV

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Yên Lập, ngày 20 tháng 8 năm 2024

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại 07 ngày trên lúa và biện pháp phòng trừ

 (Kỳ ngày 20/8 và dự báo trong 7 ngày tới)

 

Hiện nay, các trà lúa đang trong giai đoạn Hiện nay, cây lúa đang trong giai đoạn đòng già - trỗ bông - ngậm sữa, chắc xanh. Qua kết quả điều tra tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tuần 34, Trạm Trồng trọt và BVTV thông báo tình hình và dự báo SVGH thời gian tới như sau:

I/ TÌNH HÌNH SVGH VÀ DỰ BÁO:    

1. Rầy các loại:

* Hiện tại: Rầy đang tích lũy gia tăng mật độ và gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình tại hầu hết các xã và thị thấn. Mật độ rầy các loại phổ biến 120 - 480 con/m2, cao 520 - 980 con/m2, cục bộ 1.120 - 1.500 con/m2 (xã Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân Viên, thị trấn Yên Lập). Diện tích nhiễm 56,2 ha; trong đó nhiễm nhẹ 50 ha; nhiễm trung bình 6,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 6,2 ha.

* Dự báo: Trong kỳ tới dự báo thời tiết có nắng mưa xen kẽ đây là điều kiện rất thuận lợi cho rầy các loại tiếp tục tích lũy gia tăng mật độ và gây hại trên các trà lúa. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng có thể gây cháy ổ cháy chòm cuối vụ giai đoạn lúa chắc xanh đến đỏ đuôi nếu diện tích đến ngưỡng không phòng trừ kịp thời. Các xã cần chú ý: Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân Viên, Hưng Long, Thượng Long, Đồng Thịnh, thị trấn Yên Lập,...

2. Bệnh Khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh đã phát sinh và gây hại trên các trà lúa tại hầu hết các xã và thị trấn, tỷ lệ hại phổ biến 4,5 - 9,5%; cao 10,5 - 19,5%; cục bộ 22,0 - 25,2%. Diện tích nhiễm 428,8 ha trong đó nhiễm nhẹ 281,8 ha; nhiễm trung bình 147 ha. Diện tích đã phòng trừ 147ha.

* Dự báo: Trong thời gian tới, thời tiết có nắng mưa xen kẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và lây lan gây hại trên diện rộng, nhất là khi cây lúa chuyển giai đoạn sang làm đòng đến trỗ, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

3. Bệnh bạc lá:

* Hiện tại: Bệnh đã phát sinh và gây hại trên các trà lúa tại một số xã và thị trấn, tỷ lệ hại phổ biến 4,0 - 8,4%; cao 10,5 - 16,5%. Diện tích nhiễm 2,5 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).

* Dự báo: Theo dự báo thời tiết kỳ tới trời tiếp tục có mưa bão giông, đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh, lây lan và gây hại mạnh. Mức độ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình trên khu đồng xứ đồng có nguồn bệnh từ những vụ trước. Cá biệt hại nặng gây trắng lá trên các ruộng nhiễm phòng trừ không kịp thời, phòng trừ không hiệu quả. Các xã cần chú ý: thị trấn Yên Lập, Xuân Viên, Hưng Long, Thượng Long, Phúc Khánh, Đồng Thịnh, ...

4. Các đối tượng khác: Chuột tiếp tục gây hại cục bộ ổ. Bệnh thối thân, bệnh sinh lý, bệnh đen lép hạt, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít dài gây hại nhẹ.

II. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

- Đề nghị UBND các xã, thị trấn phân công thành viên ban chỉ đạo sản xuất và cán bộ công chức địa chính nông nghiệp, tổ khuyến nông cơ sở kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo phòng trừ SVGH kịp thời, hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sản xuất, cụ thể:

+ Thực hiện tốt văn bản số 1351/UBND-TT&BVTV ngày 24/7/2024, về việc tập trung chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sinh vật gây hại lúa vụ Mùa 2024.

+ Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhất là bán thuốc không có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, thuốc cấm sử dụng, thuốc hết hạn sử dụng và lợi dụng cao điểm sâu bệnh để nâng giá thuốc BVTV, cơ sở không đủ điều kiện kinh doanh buôn bán, bán hàng rong tại các chợ, bán hàng không đúng địa điểm đăng ký kinh doanh, ....

+ Tuyên truyền và chỉ đạo phòng trừ SVGH theo hướng dẫn của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện.

- Đề nghị Hội Nông dân huyện chỉ đạo Hội nông dân các xã, thị trấn phối hợp thông tin, tuyên truyền đến hội viên để thực hiện phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả, bảo vệ sản xuất và môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Rầy các loại: Khi ruộng lúa có mật độ rầy trên 2.000 con/m2 với diện tích lúa chưa trỗ, 1.000 con/m2 với diện tích lúa đã trỗ cần tiến hành phòng trừ bằng thuốc trừ rầy có trong danh mục, ví dụ: Comda gold 5WG, Chersieu 75WG, Confidor 100SL, Superista 25EC, Pytenram 70WG, LED 70WG, Doramto 50SP, Laroma 70WG, ....  Khi lúa chắc xanh trở đi, sử dụng các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc mạnh, khi phun phải rẽ băng rộng 0,8 - 1m, phun kỹ vào gốc lúa, ví dụ: Excel Basa 50EC, Nibas 50EC, Bassa 50EC,....

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa có tỷ lệ dảnh hại trên 20% tiến hành phun phòng trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục cho phép, ví dụ: Tilt super 300EC, Anvil 5SC, Nativo 750WP, Lervil 50SC, Chevin 5SC, Saipora Super 350SC, Saizole 5EC, Valicare 8SL,...

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi xuất hiện bệnh, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, ví dụ: Totan 200WP, Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Avalon 8WP,.... không phun kèm phân bón qua lá và thuốc kích thích sinh trưởng.

- Các đối tượng khác: Cần chú ý theo dõi chặt chẽ và thực hiện phòng trừ theo thông báo, hướng dẫn của Trạm Trồng trọt và BVTV.

Lưu ý: Sau khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.

Trạm Trồng trọt và BVTV trân trọng thông báo và kính đề nghị UBND các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo./.

 

Nơi nhận:

- UBND huyện;

- Chi cục TT&BVTV Phú Thọ;

- Phòng NN&PTNT, Trạm KN huyện;

- Trung tâm VH-TT-DL&TT;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu./.

 TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Nam Giang