Thứ Hai, 28/10/2024

Thông báo tình hình SVGH tháng 9. Dự báo tình hình SVGH tháng 10 (Số 79/2024). Đoan Hùng.

Tuần 40. Tháng 10/2024. Ngày 01/10/2024

 CHI CỤC TT&BẢO VỆ THỰC VẬT

TRẠM TT&BVTV ĐOAN HÙNG

 


Số: 79/TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Đoan Hùng, ngày 01 tháng 10 năm 2024

 

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại tháng 9

Dự báo tình hình sinh vật gây hại tháng 10

 

 


I/ TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI TRONG THÁNG 9:

1. Trên lúa:

- Bệnh khô vằn: hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 386,01 ha, trong đó nhiễm nhẹ 273,22 ha; nhiễm trung bình 112,79 ha.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại nhẹ. Diện tích nhiễm 44,35 ha nhiễm nhẹ.

Ngoài ra, Sâu đục thân, bọ xít dài, bệnh đen lép hạt, chuột hại rải rác.

2. Trên cây ngô hè thu:

- Bệnh khô vằn, sâu đục thân, đục bắp, chuột gây hại rải rác.

3. Trên cây thu đông:

- Bệnh sinh lý, sâu xám, sâu keo mùa thu gây hại rải rác.

4. Trên cây chè:

- Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, bệnh đốm xám, bệnh thán thư hại rải rác.

5. Trên cây bưởi:

- Ruồi đục quả, rệp các loại, sâu vẽ bùa, sâu ăn lá, sâu đục gốc, đục thân đục cành, nhện các loại, bệnh loét sẹo, bệnh chảy gôm, bệnh thán thư, bệnh thối quả... hại rải rác.

6. Trên cây lâm nghiệp:

- Bệnh đốm lá, bệnh khô cành khô lá, sâu cuốn lá, sâu kèn, bọ xít, mối hại gốc, bệnh chết ngược phát sinh gây hại rải rác trên cây keo.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI THÁNG 10:

1. Trên cây ngô thu đông: Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại trên cây ngô đến giai đoạn xoáy nõn, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng nếu không phòng trừ. Ngoài ra sâu ăn lá, sâu đục thân, bệnh sinh lý, bệnh đốm lá nhỏ hại rải rác.

2. Trên cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, bênh thán thư... hại rải rác.

3. Trên cây bưởi: Bệnh vàng lá thối rễ do ngập gây hại nhẹ - Trung bình cục bộ hại nặng.  Ruồi đục quả hại nhẹ. Sâu đục thân, đục gốc đục cành, bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.

4. Trên cây lâm nghiệp (cây keo): bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, sâu kèn, rệp, mối hại gốc gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược hại cục bộ.

III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

1. Trên cây ngô thu đông:

  - Sâu keo mùa thu:

+ Biện pháp canh tác, thủ công: Tập trung chăm sóc; xới sáo, làm sạch cỏ và bón phân vun gốc cho ngô để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu và diệt nhộng. Ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trưởng thành.

+ Biện pháp sinh học: Sử dụng bẫy bả chua ngọt để bắt diệt trưởng thành; sử dụng các giống ngô chuyển gen (DK 9955S, DK 6919S,...)

+ Biện pháp hoá học:  Khi mật độ sâu non từ  4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất (Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron) ví dụ như thuốc: Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0 EC; Tasieu 3.6EC, Angun 5WG, Actimax 50 WG, Emagold 160SC,...); Indoxacarb (ví dụ như: Clever 300WG, 150SC; Millerusa 400SC, Indogold 150SC...). Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2), nếu mật độ cao có thể phun kép (2 lần), lần 1 cách lần 2 từ 4 - 6 ngày, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi chiều tối.

2. Trên cây chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

3. Trên cây bưởi:

- Những diện tích bưởi bị ngập tiến hành vệ sinh vườn thu dọn bưởi quả dụng đào hố ủ thành phân, tháo cạn nước những vườn trũng đào dãnh thoát nước mặt. Cắt tỉa cành khô cành chết thu dọn , bón vôi sử lý đất sử dụng thuốc trừ bệnh để phun hoặc tưới ví dụ như thuốc Aliette 800 WG. Quản lý lộc chỉ để lộc dầu cành . các lộc mọc ở thân cây vặt bỏ.

- Đối với các diện tích bưởi đã thu hoạch sớm cần tiến hành vệ sinh vườn, thu gom tàn dư SVGH đem tiêu hủy.

- Ruồi đục quả:  + Sử dụng các chế phẩm bẫy bả dẫn dụ để tiêu diệt ruồi trưởng thành. Có thể dùng những loại thuốc lưu dẫn nội hấp không có mùi như: Actara 25WG, Vitako 40WG… quét lên những loại hoa quả có mùi thơm dẫn dụ như dứa, xoài, ổi… hoặc mua dụng cụ bẫy bán sẵn trên thị trường hoặc tự chế bằng cách dùng chai nhựa màu vàng (không dùng chai màu trắng) khoét 2 lỗ nhỏ hình chữ nhật đối diện nhau khoảng 2 x 2,5cm, dùng dây thép buộc bông đã thấm thuốc đưa vào đáy chai, đầu kia của dây thép đâm thủng đáy chai, treo lên thân; mật độ bẫy khoảng 20 bẫy/1ha.

+ Có thể sử dụng các loại thuốc BVTV được đăng ký trong danh mục, chứa hoạt chất: Abamectin, Petroleum oil, Methyl Eugenol, Imidacloprid, Propoxur, Dibrom,… Ví dụ: Tungatin 1.8EC, Nimbus 1.8EC, Soka 25EC, Acdruoivang 900SL, Vizubon D AL, Ruvacon 90SL, Ento - Pro 150SL, Flykil 95EC… sử dụng theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Dupont TM Kocide  46.1 WG, PN - Coppercide 50WP, Kaisin 50 WP, Avalon 8 WP,....

- Bệnh thán thư: Vệ sinh vườn bưởi, thu dọn các bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy, khi tỷ lệ lộc, lá hại từ 10% thì sử dụng một số loại thuốc BVTV như: Fungonil 75WP, Amistar® 250 SC, Diboxylin 4SL, Sucker 2SL, Penncozeb 75WG /80 WP,...

- Rệp: Khi cây có trên 25% cành, lá bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Biomax 1EC, Shertin 3.6EC, Applaud 25SC, Map-Judo 25WP, Visit 5EC,...

- Sâu đục gốc, thân cành: Thăm vườn thường xuyên, bắt xén tóc trưởng thành. Diệt sâu non mới hại bằng cách dùng gai mây luồn vào vết sâu đục hoặc dùng bơm thuốc BVTV dạng xông hơi, tiếp xúc vào lỗ đục rồi bít lại.

Ngoài ra cần chú ý các đối tượng khác như câu cấu, sâu vẽ bùa, sâu ăn lá...

4. Trên cây lâm nghiệp:

Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh cây keo, ... chỉ phun trừ các ổ sâu, bệnh đến ngưỡng.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương.

 

Nơi nhận:

- TT huyện uỷ, UBND huyện (b/c);

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- Phòng ban chuyên môn (p/h);

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu.

TRẠM TRƯỞNG

 

 

 (Đã ký)

 

Đỗ Chí Thành