Thứ Năm, 25/4/2024

Thông báo sâu bệnh kỳ 7 ngày (13-19/8) (Số 44/2018). Thanh Thủy.

Tuần 33. Tháng 8/2018. Ngày 14/08/2018
Từ ngày: 13/08/2018. Đến ngày: 19/08/2018

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV
TRẠM TRỒNG TRỌT & BVTV THANH THỦY

Số:  44 /TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Thanh Thủy, ngày 14 tháng 8 năm 2018

 

THÔNG BÁO

Tình hình dịch hại 07 ngày trên lúa

 (Từ ngày 13/8 đến 19/8/2018, dự báo trong 7 ngày tới và biện pháp phòng trừ)

 


Hiện nay, trà lúa mùa sớm đang trong giai đoạn làm đòng – trỗ bông, đây là giai đoạn cây lúa rất mẫn cảm với các đối tượng sâu bệnh hại. Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Thủy đã tiến hành điều tra sâu bệnh ngày 13-14/8/2018, thông báo kết quả và đề xuất các biện pháp phòng trừ như sau:

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH VÀ DỰ BÁO:

1. Sâu cuốn lá nhỏ:

* Hiện tại:

 Trên trà sớm: Tính hết ngày 11/8/2018, toàn huyện đã phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ được 570/570 ha KH (đạt 100,0%). Diện tích đã phòng trừ mật độ sâu non sâu cuốn lá nhỏ phổ biến 4-8 con/m2, phát dục chủ yếu tuổi 3,4 thấp dưới ngưỡng gây hại (Xuân Lộc, Đào Xá, Thạch Đồng, Đồng Luận…).

* Dự báo:

Trên trà sớm: Sâu cuốn lá nhỏ có thể tiếp tục gây hại trên những diện tích lúa phòng trừ kém hiệu quả, trên những diện tích phòng trừ xong gặp mưa. Các xã cần lưu ý kiểm tra đồng ruộng sau phòng trừ: Xuân Lộc, Đào Xá, Thạch Đồng, Đồng Luận, Tu Vũ…

2. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh phát sinh, gây hại nhẹ - trung bình trên các trà lúa tại hầu hết các xã, thị trấn. Tỷ lệ bệnh dảnh hại phổ biến 6-8%, cao 12-15%, cục bộ ruộng 28-30%.  Diện tích nhiễm 252.9 ha (nhiễm nhẹ 162.2 ha, nhiễm trung bình 90.8 ha).

* Dự báo: Bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa xanh tốt, rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối. Các xã cần lưu ý: Xuân Lộc, Đào Xá, Thạch Đồng, Đồng Luận, Tu Vũ, Trung Thịnh, Trung Nghĩa…

 3. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

 * Hiện tại: Bệnh phát sinh và gây hại rải rác trên trà lúa mùa sớm tại xã Đồng Luận, Xuân Lộc, Tân Phương… Tỷ lệ bệnh phổ biến 0,7 - 2,1%.

* Dự báo: Trong thời gian tới có mưa, kèm theo dông, lốc, bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan nhanh và gây hại bộ lá đòng. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, đang trong giai đoạn làm đòng, nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh. Các xã cần lưu ý: Đồng Luận, Xuân Lộc, Tân Phương…

4. Ngoài ra: Sâu đục thân, rầy các loại, bọ xít dài, châu chấu, bệnh sinh lý hại rải rác. Chuột hại cục bộ ruộng.

 

II/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo: Đề nghị UBND các xã, thị trấn:

- Tiếp tục thực hiện tốt văn bản số 841 /UBND-TT&BVTV ngày 06 tháng  8 năm 2018 của UBND huyện “Về việc tập trung chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ mùa 2018”;

- Chỉ đạo cán bộ khuyến nông cơ sở, HTX NN, huy động bà con nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng trong thời gian cao điểm để phát hiện kịp thời, phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh theo văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Trạm trồng trọt và BVTV huyện.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Sâu cuốn lá nhỏ:

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kết hợp biện pháp thủ công để bắt, diệt trưởng thành, nhộng, sân non. Khi ruộng lúa có mật độ sâu non cao trên 20 con/m2 thì cần phun trừ bằng các loại thuốc trừ sâu có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam, (Ví dụ như: Clever 300 WG, Rigell 800 WG, Tasieu 5 WG, Virtako 1.5 GR, ...). Cần khoanh vùng diện cần phun theo trà vụ, chỉ phun thuốc trên diện tích nhiễm sâu non vượt ngưỡng, tránh phun thuốc tràn lan để bảo vệ thiên địch và môi trường sinh thái.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ: Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Valivithaco 5SL, Chevil 5SC, ...

    - Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng chớm bị bệnh, cần dừng ngay việc bón phân hóa học (nhất là đạm), không phun các loại phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng; phun phòng trừ ngay bằng thuốc đặc trị có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ như: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, ... 

    - Các đối tượng khác:  Cần chú ý theo dõi chặt chẽ và thực hiện phòng trừ theo thông báo, hướng dẫn của Trạm Trồng trọt và BVTV huyện.

   * Lưu ý:

    - Những diện tích lúa sau phun 3 - 4 giờ gặp mưa, diện tích phòng trừ kém hiệu quả, thì bắt buộc phải phun thuốc lần 2.

   - Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.

 

Nơi nhận:

- Chi cục TT& BVTV Phú Thọ;

- TT HU, TT HĐND huyện;

- CT, PCT UBND huyện (Ô. Hòa);

- Các ban ngành liên quan;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu trạm./.

TRƯỞNG TRẠM

 

 

 

 

 

Trần Duy Thâu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông báo sâu bệnh khác

Tiêu đề Huyện Từ ngày Đến ngày
Thông báo sâu bệnh kỳ 33 - 8/2018 Thanh Thủy 13/08/2018 19/08/2018
Thông báo sâu bệnh kỳ 32 - 8/2018 Thanh Thủy 06/08/2018 12/08/2018
Thông báo sâu bệnh kỳ 31 - 7/2018 Thanh Thủy 30/07/2018 05/08/2018
Thông báo sâu bệnh kỳ 30 - 7/2018 Thanh Thủy 23/07/2018 29/07/2018
Thông báo sâu bệnh kỳ 29 - 7/2018 Thanh Thủy 16/07/2018 22/07/2018
Thông báo sâu bệnh kỳ 28 - 7/2018 Thanh Thủy 09/07/2018 15/07/2018
Thông báo sâu bệnh tháng 6, dự báo sâu bệnh tháng 7 - 7/2018 Thanh Thủy 01/07/2018 31/07/2018
Thông báo sâu bệnh kỳ 27 - 7/2018 Thanh Thủy 02/07/2018 08/07/2018
thông báo sâu bệnh kỳ 26 - 6/2018 Thanh Thủy 25/06/2018 01/07/2018
Thông báo sâu bệnh kỳ 25 - 6/2018 Thanh Thủy 18/06/2018 24/06/2018