Thứ Hai, 29/4/2024

Thông báo tình hình sâu bệnh tháng 10, dự báo tình hình sâu bệnh tháng 11 (Số 65/2018). Đoan Hùng.

Tuần 45. Tháng 11/2018. Ngày 05/11/2018
Từ ngày: 01/10/2018. Đến ngày: 01/11/2018

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT VÀ BVTV ĐOAN HÙNG

 


Số: 65 /TB-BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


 Đoan Hùng, ngày 05 tháng 11 năm 2018

 

 

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 10/2018

 


I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 10/2018:

1. Trên cây ngô đông:

- Sâu cắn lá: Diện tích nhiễm 22,03 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại xã Chí Đám, Hữu Đô, Đại Nghĩa... giảm so với CKNT 8,6 ha.

- Bệnh đốm lá nhỏ: Diện tích nhiễm 27,5 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại xã Hùng Long, Chí Đám, Vân Đồn... tăng so với CKNT 3,7 ha.

Ngoài ra, bệnh sinh lý, bệnh đốm lá lớn, bệnh khô vằn, bệnh huyết dụ, sâu đục thân phát sinh gây hại rải rác.

2. Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ: mức độ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình; diện tích nhiễm 236,1 ha nhiễm nhẹ. Giảm so với CKNT 3,4 ha.

- Bọ xít muỗi: gây hại nhẹ; diện tích nhiễm 70,8 ha nhiễm nhẹ. Tăng so với CKNT 70,8 ha.

- Rầy xanh: hại nhẹ, cục bộ hại trung bình; diện tích nhiễm 83,3 ha nhiễm nhẹ. Giảm so với CKNT 223,8 ha.

- Ngoài ra: Nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, thối búp phát sinh và gây hại rải rác.

  3. Trên cây bưởi:

-  Rệp sáp: Diện tích nhiễm 45,5 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ), tăng so với CKNT 45,5 ha.

- Ruồi đục quả hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Diện tích nhiễm 57,15 ha nhiễm nhẹ. Tăng so với CKNT 57,15 ha.

 Ngoài ra, Ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, nhện đỏ, sâu đục thân đục cành, bệnh loét sẹo phát sinh gây hại rải rác.

 4. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá hại nhẹ. Sâu ăn lá, bọ xít, rệp gây hại rải rác trên keo.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 11/2018:

1. Trên cây ngô đông: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá nhỏ, đốm lá lớn gây hai nhẹ đến trung bình. Rệp cờ, sâu đục thân, đục bắp phát sinh gây hại rải rác.

2. Trên cây chè: : Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi hại nhẹ. Bệnh thối búp, đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

3. Trên cây bưởi: Ruồi đục quả, rệp các loại, bệnh chảy gôm, bệnh thán thư, bệnh loét sẹo, bệnh muội đen (bồ hóng), sâu đục thân, đục cành gây hại rải rác.

4. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh đốm lá, bệnh khô lá khô cành, bệnh chết ngược, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, bọ xít phát sinh gây hại nhẹ trên cây keo.

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên ngô đông: Tập trung chăm sóc, bón phân, làm cỏ cho cây ngô. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích ngô có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

2. Trên chè:

Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Proclaim 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG),...

- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Actara 25WG, Dylan 2EC,...

- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ xít muỗi trên chè, ví dụ như: Novimec 1.8EC, Dylan 2EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Voliam targo 063SC, Oshin  100SL,....

- Nhện đỏ: Khi nương chè có tỷ lệ lá hại trên 20%; có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ nhện đỏ trên chè, ví dụ như: Agri-one 1SL, Catex 1.8EC (3.6EC), Tasieu 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Benknock 1EC, SK Enspray 99EC, Comite(R) 73EC, Daisy 57EC, Alfamite 15EC, Sokupi 0.36SL, Rufast 3EC,…

3. Trên cây bưởi: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM để không làm giảm năng suất, chất lượng và phòng trừ hiệu quả.

Đối với diện tích đã thu hoạch: Cắt tỉa cành, tạo tán và bón phân, quét vôi gốc, phun phòng trừ sâu bệnh gây hại có mật độ, tỷ lệ vượt ngưỡng.

- Bệnh chảy gôm: Khi trên vườn có trên 10% thân cây bị hại hoặc trên 25% số cành bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Stifano 5.5SL, Sat 4SL, MAP Green 6SL, Xanized 72WP, Tungsin-M 72WP, Alpine 80WP (80WG), ...

- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Dupont TM Kocide  46.1 WG, PN - Coppercide 50WP, Vidoc 80WP, Batocide 12WP,....

- Rệp sáp: Khi cây có trên 25%  cành, lá bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như thuốc: Biomax 1EC, Applaud 25SC, Hello 700WG, Map - Judo 25WP, Taron 50EC, Actara 25WG,...

4. Trên cây lâm nghiệp: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

 

Nơi nhận:

- TT huyện uỷ, UBND huyện (b/c);

- Chi cục Trồng trọt và BVTV (b/c);

- Phòng ban chuyên môn (p/h);

- UBND các xã, thị trấn (t/h)

- Lưu.

TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Đỗ Chí Thành