Thứ Năm, 26/12/2024
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa chiêm xuân 2009
Gửi bài In bài

1. Rầy nâu:

Rầy nâu sống tập trung ở gốc lúa sát mặt nước, chích hút nhựa của cây lúa làm cho cây phát triển kém, còi cọc, gây lửng lép cao, giảm năng suất rất lớn

Khi mật độ rầy cao, có thể gây cháy khô toàn bộ cây lúa

Để phun phòng trừ rầy có hiệu quả, bà con lưu ý:

Nên phun thuốc khi rầy tuổi nhỏ, còn gọi là rầy cám vì trông giống như hạt cám, màu trắng bám trên gốc lúa.

Sử dụng một số loại thuốc đặc trị rầy như: Sectox 10 WP, Otoxes 200 WP, Midan 10 WP, Actatox 200 WP, Actara 25 WP, Admine,... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

Từ giai đoạn sau khi lúa chín sữa, bà con nên sử dụng thuốc tiếp xúc: Bassa 50EC, Trebon 10EC,... rẽ băng rộng từ 0,8 - 1m, phun kỹ phần gốc lúa.

2. Bệnh khô vằn

Bệnh khô vằn thường phát sinh từ các bẹ sau đó lan rộng ra lá và bông.

Vết bệnh khô vằn ban đầu là các vệt to. Khi bị nặng, trên dảnh, trên lá có hình thù vằn vèo như da hổ. Bệnh làm khô dảnh và lá làm cho hạt lúa bị lửng lép cao gây giảm năng suất.

Bệnh thường hại trên ruộng cấy dày, lá xanh tốt rậm rạp, bón đạm muộn. Thời tiết nắng mưa xen kẽ là điều kiện thích hợp cho bệnh bùng phát nhanh.

Để phòng trừ bệnh này có hiệu quả, bà con cần lưu ý:

+ Ngay từ đầu cấy mật độ vừa phải, duy trì đủ nước trên ruộng. Khi thấy trong ruộng bị bệnh dừng bón phân hoá học, phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng.

+ Dùng thuốc đặc hiệu như: Lervil 5 SC, V - T Vil 500 SC, Jinggang meisu 3 SL, 5 WP, Tilvil 50 SC, Vilusa 5.5 SC.

3. Sâu đục thân:

Sâu non đục vào đỉnh sinh trưởng gây hiện tượng dảnh héo (khi lúa đẻ nhánh) hoặc bông bạc (lúa trỗ bông)

Trên đồng ruộng hiện nay có 3 loại sâu đục thân chính là:

Sâu đục thân 2 chấm, cú mèo, 5 vạch,  nếu phát hiện thấy trên đồng ruộng có bướm sâu đục thân với mật độ 0,3 con/m2 hoặc 0,3 ổ trứng/m2 thì có thể phun thuốc. Thời điểm phun thuốc tốt nhất là sau khi bướm rộ 5 - 7 ngày.

Các loại thuốc đặc hiệu sau như: Rigell 800 WG, Regent 800WG, Finico 800 WG,...; phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.

4. Bọ xít dài:

Bọ xít chích hút dịch ở trong hạt lúa nên chỉ gây hại mạnh từ khi lúa trỗ đến chín sữa chín sáp gây hiện tượng lép lửng, làm giảm năng suất và chất lượng hạt lúa.

Chúng thường gây hại  nặng trên các ruộng trỗ sớm so với đại trà, ruộng lúa nếp, lúa thơm, lúa chất lượng cao.

Để phòng trừ đạt hiệu quả cao bà con cần lưu ý.

Một là: phải phun khi bọ xít còn non, phun từ ngoài vào trong.

Hai : phải phun vào lúc mờ sáng hoặc chiều tối, khi đó bọ xít ít di chuyển và không gây ảnh hưởng tới hạt lúa đang phơi màu.

Ba là: Dùng một số loại thuốc đặc hiệu như Pertox 5 EC, Bestox 5 SC, Fastac 5EC,..

5. Bệnh đạo ôn:

Bệnh đạo ôn gây hại chủ yếu trong vụ xuân, bệnh gây hại trên lá trong giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái - làm đòng, trong tháng 3 vừa qua thời tiết âm u, mua phùn, ẩm độ cao đã xuất hiện đạo ôn lá ở nhiều địa phương. nếu không phòng trừ tốt thì trong thời gian tới lúa trỗ bông thì khả năng sẽ xuất hiện bệnh đạo ôn cổ bông gây thiệt hại lớn tới năng xuất, bà con lưu ý để phòng trừ.

Vết bệnh trên lá có hình thoi đặc trưng, ở giữa bạc trắng, xung quanh có viền nâu đỏ. Bệnh nặng, các vết bệnh có thể liên kết với nhau thành mảng lớn làm cho lá lúa cháy lụi từng ổ, từng chòm, có khi cả ruộng.

Để phòng trừ hiệu quả bệnh đạo ôn bà con cần lưu ý:

+ Luôn giữ đủ nước trên ruộng, không bón đạm quá muộn.

+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện bệnh sớm đặc biệt khi thời tiết âm u có mưa phùn.

+ Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu: Bemsuper 75WP, Fu-army 40 EC, Fuzin 400 WP, Kasai 21,2 WP, One - Over  40 EC,.. pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

       Ngoài các đối tượng trên ra bà con nông dân lưu ý phòng trừ chuột hại trong giai đoạn này, dùng các loại bẫy thủ công, bả sinh học BCS, STORM dạng viên nén.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn