Chủ Nhật, 24/11/2024
Hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV, phân bón sinh học chống rét cho mạ xuân và rau màu
Gửi bài In bài

I.Chế phẩm CK-2000

 Phân bón CK-2000 là phân vi lượng loại phân bón gốc, thành phần chủ yếu là các yếu tố dinh dưỡng vi lượng B, Fe, S, Mg, Mn, Zn, Cu, ... Có tác dụng làm cho cứng cây, gọn lá, năng suất cao, phẩm chất ngon, rút ngắn thời gian sinh trưởng. Phục hồi độ phì của đất, tiết kiệm chi phí sản xuất, không ô nhiễm môi trường. Đã đăng ký danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam theo quyết định số 55/2006-QĐ-BNN ngày 07/7/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Phân CK - 2000 gồm các dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cây lúa được pha trộn theo cơ chế tự phòng chống sâu bệnh của cây rau xà lách. CK - 2000 không có Hooc môn sinh trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ nên rất an toàn cho sản xuất lúa.

2. Đặc điểm của phân CK - 2000.

- Lượng dùng rất ít, 1 ha chỉ cần bón 3 - 6 kg và không cần bón thêm đạm, lân, kali hay bất kỳ loại phân NPK tổng hợp, phân vi sinh hay chế phẩm sinh học nào khác. Giảm cả lượng phân chuồng, phân hữu cơ nên giảm được từ 30 - 50% tổng chi phí về phân bón.

- Bón phân CK - 2000, làm cho độ phì của đất được phục hồi, đất đai màu mỡ dần, các vi sinh vật trong đất hoạt động trở lại, đảm bảo an toàn cho tôm, cua, cá, ốc, ếch ... , nên rất phù hợp khi xử dụng thuốc cho ruộng lúa nuôi thủy sản.

- Dùng phân CK - 2000 cho phép bón được lượng đạm cao để tăng năng suất lúa với những giống chất lượng cao.

- Dùng phân CK - 2000 làm cho cứng cây, giảm sâu bệnh phá hại đặc biệt là rầy, sâu cuốn lá, đạo ôn, khô vằn, bạc lá, vàng lá thường ở dưới ngưỡng phòng trừ, nên giảm thiểu được chi phí Bảo vệ thực vật.

- Tăng sức chống chịu thiên nhiên và phòng chống nghẹt rễ tốt cho cả 2 vụ xuân, mùa, thời gian sinh trưởng thường được rút ngắn (từ 5 - 7 ngày) thuận tiện cho cây vụ đông.

- Kỹ thuật sử dụng phân CK - 2000 đơn giản, mọi nông dân đều thực hiện được một cách dễ dàng, nên có thể áp dụng đại trà.

3. Kỹ thuật bón phân CK - 2000.

3.1. Kỹ thuật bón phân CK - 2000 cho lúa:

a.  Đối với mạ:

* Xử lý mầm:

Có thể sử dụng chế phẩm CK - 2000 để xử lý mầm giúp cho cây mạ sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi như rét, hạn, ngoài ra còn hạn chế chim, chuột phá hại.

Cách xử lý: Dùng 10gram CK - 2000 pha loãng đủ nước ngâm cho 10 kg giống đã nứt nanh trong thời gian từ 8 - 10 tiếng (1 đêm). Để ráo rồi trộn với cám đã rang thính, xong đem gieo. Xử lý như vậy rễ sẽ ngắn, mầm dài, dễ gieo, dễ dập chìm xuống bùn, dễ nhổ khi cấy.

- Trước khi nhổ cấy vài ngày, nếu thấy có hiện tượng mạ lướt lá hoặc cây yếu thì dùng 10gram CK 2000, pha 12 lít nước phun cho 1 sào mạ (360 m2).

* Hãm mạ:

Trường hợp mạ đã đến tuổi cấy nhưng chưa chuận bị được ruộng cấy hoặc thời tiết bất lợi cần phải hãm mạ để chống già, dùng 20 gram CK - 2000 pha 15 lít nước phun cho 1 sào mạ, sẽ kéo dài thêm 7 - 10 ngày nữa.

* Làm cho mạ cao: Dùng cót hoặc bao màu đem quây kín không cho ánh sáng lọt vào trong một ngày 1 đêm, hôm sau bỏ ra cây sẽ vóng cao. Nếu cây yếu trước khi cấy phun hãm CK - 2000 như đã hướng dẫn ở trên.

b. Đối với lúa cấy, sạ:

* Lượng dùng CK tương ứng với đạm Urê theo từng mức năng suất (Tính theo sào 360 m2):

- Ở mức năng suất 4 - 5 tấn / ha (Giống lúa thuần, không ưa thâm canh), dùng 40 - 60  gram CK - 2000 + 2 - 4 kg Urê.

- Ở mức 5 - 6 tấn/ha (Giống lúa thuần hoặc Lai, thâm canh trung bình) dùng 70 - 100 gram CK - 2000 + 3 - 6 Kg Urê.

- Ở mức 7 - 8 tấn/ha (Lúa lai, lúa cao sản thâm canh cao) dùng 150 - 200 gram CK - 2000 + 8 - 10 kg Urê.

* Thời kỳ bón: Chia làm 3 lần bón:

- Lần 1: Sau cấy 1 - 5 ngày bón 1/3 lượng CK - 2000 + 1/2 lượng Urê (Có thể trộn với thuốc trừ cỏ bón cùng).

- Lần 2: Lúc lúa bắt đầu đẻ bón (sau cấy 15 - 20 ngày) 1/3 lượng CK - 2000 + 1/2 lượng Urê.

- Lần 3: Lúc lúa đứng cái bón nốt 1/3 lượng CK - 2000 (trộn thêm cát cho dễ bón).

* Chú ý:

- Thời điểm bón phân nêu trên còn phải phụ thuộc vào điều kiện thời tiết; Chỉ bón phân khi nhiệt độ cho phép (> 150

- Những trà lúa hay có sâu đục thân và bệnh đạo ôn cổ bông thì pha loãng CK - 2000 phun trên lá thay cho bón.

- Đạm Urê cần sử dụng theo nguyên tắc: Đất xấu bón nhiều, đất tốt bón ít; Vụ xuân bón nhiều, vụ mùa bón ít; chân đất hẩu không bón. Khi bón phải trộn đều với CK - 2000.

- Cây lúa có màu xanh lá gừng là tốt, không cần bón thêm các loại đạm, lân, kali, NPK - tổng hợp hay phân vi sinh nào khác.

- Trường hợp lúa bị lốp hay có nguy cơ đổ non thì dùng 20 - 30 gram CK - 2000 pha 2 bình phun đều trên mặt lá.

3.2. Kỹ thuật bón phân CK - 2000 cho rau:

a. Đối với vườn ươm cây giống:

Để đảm bảo khắc phục hiện tượng bộ lá to, bộ rễ ít và sạch sâu bệnh trước khi trồng cần thực hiện:

- Bón lót: Trộn đều 30 - 35 gram CK + 3 kg Urê, rắc đều trên mặt luống, đảo lẫn đều với đất sau đó gieo hạt giống.

- Bón thúc: Khi cây con được 2 - 3 lá, dùng 20 gram CK + 2 kg Urê, pha loãng, tưới đều trên mặt luống; Nếu cây xấu có thể tưới thêm 1 - 2 lần với lượng như trên.

- Hãm: Khi cây con quá tốt hoặc chưa có đất để trồng cần phải hãm, dùng 20 gram CK pha 10 lít nước phun trên lá trước khi nhổ trồng.

b. Các loại rau cải: (Cải xanh, cải trắng, cải củ, cải tàu, cải bẹ dưa, cà rốt, cải thảo)

- Bón lót: Dùng 20 gram CK + 2 kg Urê, trộn đều bón trước khi trồng.

- Bón thúc: Sau khi trồng 5 - 7 ngày, cây đã bén rễ cần bón thúc ngay, dùng 20 gram CK + 2 kg Urê trộn đều bón hoặc pha loãng tưới.

Về sau cũng cách 5 - 7 ngày, tưới thúc 1 lần với lượng trên. Số lần tưới thúc nhiều hay ít tùy theo thời gian sinh trưởng dài ngắn của từng loại rau.

- Với loại cải làm dưa: Trước lúc thu hoạch 5 - 7 ngày nên dùng 20 - 25 gram CK pha 12 lít nước phun trên lá rau sẽ có màu vàng đẹp và khi muối không bị khú.

c. Với các loại xu hào, cải bắp, xúp lơ, cải làn, cải ngọt và các loại rau khác:

- Bón lót: Dùng 40 - 50 gram CK + 2,5 - 3,5 kg URê, trộn đều bón lót trước khi trồng.

- Bón thúc: Sau trồng 5 - 7 ngày tiến hành tưới thúc ngay, dùng 20 gram CK + 2 kg Urê tưới hoặc bón, các lần sau cũng cách nhau 5 - 7 ngày tưới 1 lần với lượng như trên.

d. Với các loại rau muống, rau cần, cải xoong, ...

- Bón lót: 30 - 35 gram CK + 3 kg Urê, trộn đều bón trước khi cấy.

- Bón thúc: Sau cấy 7 - 10 ngày bón thúc 20 gram CK + 3 kg Urê trộn đều tưới hoặc bón, về sau cứ sau mỗi lần thu hoạch lại tưới hoặc bón 1 lần với lượng như trên.

e. Với các loại rau dền, rau đay, rau mùng tơi, ...

- Bón lót: 30 - 35 gram CK + 2 kg Urê, trộn đều bón trước khi gieo trồng.

- Bón thúc: Sau khi trồng 5 - 7 ngày bón hoặc tưới thúc lần đầu dùng 20 gram CK + 2 kg Urê, các lần sau cách 7 - 10 ngày bón hoặc tưới 1 lần, số lần nhiều ít tùy thuộc thời gian sinh trưởng của từng loại rau.

f. Các loại dưa, bầu, bí, mướp, su su, ...

- Bón lót: 30 - 35 gram CK + 2 - 3 kg Urê, trộn đều bón trước khi gieo trồng.

- Bón thúc: Định kỳ 7 - 10 ngày bón hoặc tưới 1 lần, lượng dùng mỗi lần 20 gram CK + 2 - 3 kg Urê.

II. CHẾ PHẨM HPC-97R:

1. Thành phần:

- Chế phẩm HPC-97R là một loại phân bón lá cao cấp do Viện sinh học nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu, thử nghiệm thành công.

- Thành phần của HPC-97R gồm: 30% N, 3% P2O5, 3% K2O, 0,4% CuSO4, 0,8% các acid amin, chất điều hoà sinh trưởng, 100ppm các nguyên tố vi lượng (Bo, Mo, Mn, Zn, Fe), Chelate.

2. Đặc điểm:

- HPC-97R có tác dụng tăng cường khả năng ra rễ tối đa, giúp cây mạ, cây lúa hồi phục nhanh sau gieo hoặc cấy. Đặc biệt hiệu quả chống vàng lá, nghẹt rễ do trời rét, tăng khả năng chống thối rễ khi gặp úng, phèn...

- HPC-97R còn có thể sử dụng cho các loại hoa, rau màu, chè xanh và cây ăn quả, cây công nghiệp, đặc biệt là dùng để phun cho cây giống trong vườn ươm trước khi nhổ cấy hoặc nhúng rễ trước khi trồng giúp cây nhanh bén rễ, hồi xanh, tỷ lệ cây sống cao.

3. Kỹ thuật sử dụng chế phẩm HPC-97R:

a.  Đối với mạ, lúa:

- Để phòng vàng lá, nghẹt rễ do trời rét, bà con pha 1gói (10g) trong bình 10 lít nước sạch phun đều ngay sau khi gieo hoặc cấy 4-5 ngày.

- Trong trường hợp phát hiện hiện tượng lá úa vàng, nhổ cây mạ hoặc lúa mới cấy lên thấy rễ bị thâm đen thì phun 1-2 gói/sào (360m2).

          - Ngoài ra chế phẩm HPC-97R rắc cùng với thuốc trừ cỏ thì khắc phục được hiện tượng cây lúa bị chững lại 2-3 ngày do bị ảnh hưởng của các loại thuốc trừ cỏ.

b.  Đối với các cây trồng khác:

Ngoài cây lúa, HPC-97R còn có thể sử dụng cho các loại hoa, rau màu, chè xanh và cây ăn quả, cây công nghiệp, đặc biệt là dùng để phun cho cây giống trong vườn ươm trước khi nhổ cấy hoặc nhúng rễ trước khi trồng giúp cây nhanh bén rễ, hồi xanh, tỷ lệ cây sống cao.

.4. Kỹ thuật sử dụng chế phẩm K-Humate:

          * Xử lý hạt giống:

- Nên xử lý hạt giống bằng K-Humate nhằm làm tăng sức nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống cho hạt giống. Ngâm hoặc tẩm hạt giống với K-Humate, lượng dùng 0,5 lít cho 100kg giống.

* Đối với mạ, lúa:

- Phun phân bón lá (K-Humate ) giúp lúa ra rễ, đẻ nhánh mạnh, hạ phèn nhanh, giải độc hữu cơ cho lúa.

III.Phân bón lá A-H 502/503; K-H 701/702; N-H 601/602.

a. Thành phần:

- Chế phẩm K-H là tên viết tắt của Kali và Humic, A-H là Amoni và Humic, N-H là Nitơ và Humic. Tính mới của chế phẩm là sử dụng nguyên liệu Humic- tách chiết từ than bùn sẵn có ở trong nước nên giá thành chỉ bằng 30% Humic nhập khẩu. Humic có 3 tính năng ưu việt: kích thích tăng trưởng đối với cây trồng, điều hòa sự tăng trưởng và là chất "men" giúp cho cây trồng hấp thụ cao nhất các loại phân bón khác. Từ nguyên liệu này, nhóm nghiên cứu đã phối hợp với thành phần khoáng chất, hợp chất sinh học tỷ lệ thích hợp để tạo ra chế phẩm A-H, K-H, N-H.

- Ưu điểm của chế phẩm phân bón lá hữu cơ sinh học A-H, K-H, N-H là giúp cây trồng chịu rét 6 - 7 độ C trong thời gian 10 ngày, đồng thời giảm từ 20 - 30% lượng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế độc hại cho nông sản và đảm bảo an toàn lao động cho con người.

b. Kỹ thuật sử dụng chế phẩm A-H, K-H, N-H.

          - Sử dụng chế phẩm AH, KH, NH theo hướng dẫn trên bao bì. Chỉ cần từ   6-9 gói cho 3 lần phun, tổng số tiền mua chế phẩm từ 12-18 ngàn đồng/sào, kể cả công phun sẽ khắc phục được tình trạng lá lúa bị đỏ, rễ đen, cây kém phát triển.

- Không chỉ có tác dụng với cây lúa, chế phẩm A-H, K-H, N-H còn rất tốt với ngô, đậu tương, lạc. Nếu bà con sử dụng phân bón hữu cơ A-H, K-H, N-H đúng như hướng dẫn, năng suất sẽ rất cao.

IV. SOGAN

1.Thành phần:

Đa lượng N: 3%, P2O5 : 8%, K2O: 1%

Trung vi lượng:   B: 250ppm; Mn: 250ppm, Zn: 28ppm, Cu: 12ppm, Mo:12 ppm, Fe: 120ppm

Chất kích thích sinh trưởng: NAA 0,3%

2.Công dụng: Kích thích ra rễ gúp bộ rễ phát triển mạnh, rễ bén nhanh sau khi trồng hoặc cấy xạ. Chồng nghẹt rễ, vàng lá sinh lý, tím nâu do phèn, úng hoặc rét hại. Giải độc chất hữu cơ- phèn , nâng cao độ pH, gúp cây phục hồi nhanh trong điều kiện bất lợi

3.Cách dùng:

+Trên cây lương thực lúa, bắp , đậu dùng 10 ml/12-16 lít nước phun ướt đều trên lá .+Trên cây rau màu hành, tỏi, các loại rau dùnh 10 ml/bình 10 lít nước phun hoặc tưới quanh gốc kích thích bộ rễ phát triển

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn