Thứ Năm, 26/12/2024
Kết quả bước đầu thí nghiệm phân thay thế NPK, Lân và Kali bón cho lúa
Gửi bài In bài
I. Đặt vấn đề:

Hiện nay, vấn đề  sử dụng phân bón làm sao cho có hiệu quả, an toàn cho cây lúa và môi trường đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong đó, đạm, lân và kali là 3 yếu tố rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa. Các nhà khoa học khuyến cáo khi bà con nông dân bón phân cho lúa cần phải bón cân đối giữa đạm, lân và ka li. Nhưng với mức độ thâm canh lúa ngày càng cao thì lượng phân bón được sử dụng cũng tăng lên. Đồng thời, thực tế sản xuất người nông dân vẫn bón không cân đối các loại phân này với nhau. Kết quả là gây ra các tác động xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa như lốp đổ, sâu bệnh nhiều, làm tăng dư lượng của các nguyên tố độc hại trong sản phẩm thu hoạch và ảnh hưởng xấu đến môi trường (Để lại nhiều dư lượng phân khó tiêu trong đất). Nhằm thay thế một phần lượng đạm, lân và kali góp phần vừa làm tăng hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ được môi trường sống, các nhà khoa học đã nghiên cứu cho ra hai sản phẩm phân bón thế hệ mới là CK 2000 và phân khoáng.

Theo tài liệu khuyến cáo thì phân CK 2000 là loại phân vi lượng, thành phần chủ yếu là các yếu tố dinh dưỡng B, Fe, S, Mg, Mn, Zn, Cu,…có thể dùng để thay thế cho toàn bộ lượng lân và kali bón cho cây lúa vì vậy lượng phân phải bón cũng ít hơn rất nhiều. Khi dùng CK 2000, có thể bón tăng lượng đạm mà không sợ cây lúa bị lốp đổ hoặc sâu bệnh vì giúp lúa cứng cây hơn. CK 2000 đã được đăng ký vào danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam theo quyết định số 55/2006-QĐ-BNN ngày 07/7/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Phân khoáng (phân bón hữu cơ thế hệ mới - Biological Fertilizer-DH) là loại phân được chiết xuất từ rong biển. Loại phân này dùng để thay thế toàn bộ lượng NPK bón lót cho cây lúa. Vì phân khoáng là phân bón sinh học nên sẽ an toàn cho môi trường, góp phần tạo ra những nông sản an toàn.

Với các đặc tính đó và để có cơ sở khuyến cáo bà con nông dân sử dụng trên địa bàn tỉnh, vụ chiêm xuân 2009 phòng Kỹ thuật Chi cục BVTV Phú Thọ đã tiến hành một số thí nghiệm để đánh giá hiệu quả của hai loại phân này.

II. Mục đích thí nghiệm:

- Nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại phân bón CK 2000, phân khoáng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa.

- So sánh hiệu quả kinh tế khi sử dụng CK 2000 thay thế cho lân, kali và phân khoáng thay thế cho NPK bón lót để bón cho cây lúa.

III.  Điều kiện thí nghiệm

- Địa điểm thí nghiệm: Tại 2 xã Cao Xá và xã Kinh Kệ - H. Lâm Thao –T. Phú Thọ.

- Thời gian thực hiện: Vụ chiêm xuân năm 2009.

- Giống lúa: Kim Ưu 18, Nhị Thiên Nguyên Ưu 16.

- Đất: Thịt nhẹ.

- Quy trình kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc theo SRI gồm:

+ Cấy mạ non (2,5lá), cấy một dảnh, cấy thưa (35 khóm/m2).

+ Làm cỏ  sục bùn bằng tay.

+ Rút cạn nước trong giai đoạn cây lúa đẻ nhánh    .

IV.Phương pháp thí nghiệm:

1. Công thức thí nghiệm:

         * Phân CK 2000

- CT1: Bón phân CK 2000 thay thế cho toàn bộ lượng lân và kali.

- CT2:  Đối chứng (Bón phân theo TQ).

          * Phân khoáng

- CT1: Bón phân khoáng thay thế cho toàn bộ lượng phân NPK lúc bón lót

 - CT2:  Đối chứng ( Bón phân theo TQ)

2. liều lượng bón.

          * Phân khoáng: Bón với lượng 4kg/sào, bón lót trước khi cấy.

          * Phân CK 2000:  Bón với lượng 300g CK 2000 + 9kg đạm/sào.

 Trên các công thức thí nghiệm, đều có bờ ngăn nilon hạn chế ảnh hưởng giữa các thí nghiệm với nhau.

Bảng 1: Thí nghiệm Phân khoáng & Phân CK 2000:

Loại phân

CT1: Bón phân khoáng

CT2: Bón phân theo tập quán

CT1: Bón phân CK2000

CT2: Bón phân theo tập quán

Cao Xá

Kinh Kệ

Cao Xá

Kinh kệ

Cao Xá

Kinh Kệ

Cao Xá

Kinh kệ

 Phân chuồng (kg/sào)

200

200

200

200

200

200

200

200

 Vôi (kg/sào)

15

20

15

20

15

20

15

20

 Phân NPK (kg/sào)

0

0

12

30

300

300

0

0

 Phân đạm (kg/sào)

8,2

9

8,4

10

0

0

12

15

 Phân khoáng (kg/sào)

4

4

0

0

9

9

8,4

10

Phân Kali (kg/sào)

4,8

5

2

2

0

0

2

0

3. Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá.
a,  Chỉ tiêu

                 - Số dảnh tối đa /khóm

                  - Số bông /khóm

                  - Số hạt/ bông

                       - Tỷ lệ hạt chắc (%)

                      - Năng suất thống kê (tạ/ha)

                      - Lãi và giá thành sản phẩm  

b, Phương pháp

          Mỗi công thức theo dõi 5 khóm. Tính số dảnh tối đa, số bông trên khóm, tổng số hạt trên bông, số hạt chắc trên bông.

          Năng suất thống kê: Gặt thống kê 2m2 .

V.  Kết quả thí nghiệm và thảo luận:

1. Kết quả về các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 2: Các chỉ tiêu cấu thành năng suất, thí nghiệm phân khoáng, Phân CK 2000

Chỉ tiêu

Cao Xá

Kinh Kệ

Cao Xá

Kinh Kệ

Phân khoáng

Tập quán

Phân khoáng

Tập quán

CK 2000

Tập quán

CK 2000

Tập quán

Số dảnh tối đa /khóm

8,6

11

11

12

8,6

11

11,8

11,2

Số bông/khóm

6,8

5,5

7,6

7,4

6,4

5,5

7,2

7

Số hạt /bông

145,7

138,1

145,5

159,4

136

138,1

162,3

174,3

Tỷ lệ hạt chắc (%)

88,8

90,4

83,7

75,1

87,5

90,4

76,2

69,7

NS thống kê (tạ/ha)

68

68

67,5

67,5

60

68

70

60

          Hiệu quả kinh tế phân khoáng:       

Tại Cao Xá : Công thức phân khoáng có số hạt trên bông (145,7 hạt/bông) và số bông trên khóm (6,8 bông/khóm) cao hơn so với bón phân tập quán. Tuy nhiên, tỷ lệ hạt chắc của công thức bón phân khoáng (88,8 %)lại thấp hơn tỷ lệ hạt chắc bón phân tập quán (90,4 %). Năng suất thống kê của cả 2 công thức bón phân là bằng nhau, 68 tạ/ha.       

Tại Kinh Kệ : Các yếu tố cấu thành năng suất của công thức bón phân khoáng và  bón phân theo tập quán không có sự khác nhau nhiều. Do đó, năng suất thống kê của hai công thức này là như nhau (67,5 tạ/ha).

Hiệu quả kinh tế phân CK 2000:

          Tại Cao Xá: Công thức bón phân CK 2000 có số bông/khóm tuy cao hơn so với bón phân tập quán nhưng lại có số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc thấp hơn do vậy năng suất lại thấp hơn.        

          Tại Kinh Kệ: Côn thức bón phân CK 2000  cho năng suất cao hơn công thức bón phân theo tập quán (10 tạ/ha).

2. Hiệu quả kinh tế

          Từ những kết quả theo dõi của 2 thí nghiệm và hạch toán về kinh tế chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 5: Hạch toán kinh tế thí nghiệm phân khoáng.    ĐVT: đồng/ha

Nội dung

Cao Xá

Kinh Kệ

Bón phân Khoáng

Bón Phân Theo TQ

Bón phân Khoáng

Bón Phân Theo TQ

1. Chi Phí riêng

5.212.222

4.033.333

5,467,500

6,386,555

- NPK

0

1.333.333

0

3.333.333

- Urê

1.822.222

1.866.667

2.000.000

2.222.222

- Kali

2.000.000

833.333

2.077.500

831.000

- Phân khoáng

1.390.000

0

1.390.000

0

2. Chi phí chung

8.270.050

8.270.050

8.255.000

8.255.000

3. Tổng chi

13.482.272

12.770.050

13.722.500

14.641.555

4. Tổng thu

27.200.000

27.200.000

27.000.000

27.000.000

5. Lãi

13.717.727

14.896.616

13.277.500

12.358.444

6. Giá thành sản phẩm (đ/kg)

2.478

2.261

2.541

2.711

Đối với phân khoáng:

        + Tại Cao Xá: Công thức bón phân khoáng có hiệu quả kinh tế thấp hơn so với công thức bón phân theo tập quán, do chi phí lớn hơn nên giá thành sản phẩm cũng cao hơn.

          + Tại Kinh Kệ: Công thức bón phân khoáng có hiệu quả kinh tế cao hơn và lãi hơn so với công thức bón phân theo tập quán 919.000đ/ha. Giá thành sản phẩm ở công thức này cũng thấp hơn 100đ/kg so với công thức bón phân theo tập quán.

Bảng 6: Hạch toán kinh tế thí nghiệm CK 2000.   ĐVT: đồng/ha

Nội dung

Cao Xá

Kinh Kệ

Bón phân CK 2000

Bón Phân Theo TQ

Bón phân CK 2000

Bón Phân Theo TQ

1. Chi Phí riêng

4.500.000

4.033.333

3.480.000

3.180.000

- NPK

0

1.333.333

0

2.200.000

- Urê

2.000.000

1.866.667

980.000

980.000

CK 2000

2.500.000

0

2.500.000

0

2. Chi phí chung

8.270.050

8.270.050

8.173.800

8.173.800

3. Tổng chi

12.770.050

12.303.383

11.653.800

11.353.800

4. Tổng thu

24.000.000

27.200.000

28.000.000

24.000.000

5. Lãi

11.229.950

14.896.616

16.346.200

12.646.200

6. Giá thành sản phẩm (đồng/kg)

2.660

2.261

2.530

2.711

             Đối với phân CK 2000:

           + Tại Cao Xá: Hiệu quả kinh tế của công thức bón phân theo tập quán cao hơn so với công thức bón phân CK 2000. Lãi của công thức bón phân CK 2000 chỉ đạt 11.229.950 đ/ha, tổng chi cao (12.770.050 đ/ha) vì vậy giá thành sản phẩm cao 2.660 đ/kg.

          + Tại Kinh Kệ:  Hiệu quả kinh tế cao hơn công thức bón phân theo tập quán. Lãi của công thức bón CK 2000 cao hơn  3.700.000đ/ha, giá thành sản phẩm thấp hơn 181đ/kg so với công thức bón phân theo tập quán.

2. Tại Kinh Kệ:

- Công thức bón phân khoáng không cho năng suất cao hơn so với công thức bón phân theo tập quán.

- Công thức CK 2000 cho năng suất cao hơn công thức bón phân theo tập quán 10 tạ/ha.

- Về hiệu quả kinh tế, cả hai công thức bón phân khoáng và CK 2000 đều cho lãi cao hơn, giá thành sản phẩm thấp hơn so với công thức bón phân theo tập quán

VII. Đề nghị:
    
Qua kết quả thí nghiệm bước đầu chúng tôi nhận thấy cả 2 loại phân bón này đều đạt được một số kết quả đáng kể. Tuy nhiên, để đưa ra kết quả chính xác hơn về ảnh hưởng của 2 loại phân này tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lúa; tìm ra được công thức bón phân hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi đề nghị tiếp tục tiến hành các thí nghiệm để nghiên cứu tiếp vào các vụ tới với các liều lượng khác nhau, các trà, các chân đất và các giống khác nhau. 

Thái Ninh, Thu Huyền
Phòng kỹ thuật

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn