Thứ Năm, 25/4/2024
TẬP TRUNG BÓN PHÂN ĐÓN ĐÒNG CHO LÚA CHIÊM XUÂN
Gửi bài In bài

 

Vụ Chiêm xuân  năm nay toàn tỉnh  gieo cấy được 36.699 ha  đạt 103,8% kế hoạch, trong đó lúa lai 19.290,3 ha chiếm 52,6% ; diện tích gieo thẳng là 5.872,2 ha; diện tích ứng dụng SRI đạt 8.296,9 ha. Hiện nay, nhiều diện tích  đang trong giai đoạn cuối đẻ nhánh,  bước vào đứng cái, làm đòng. Để đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, bông to, nhiều hạt, cho năng suất cao, bà con nông dân cần bón phân đón đòng sớm (bón phân thúc lần 2) cho lúa chiêm xuân.

* Về thời điểm bón: Nên bón phân đón đòng khi cây lúa bắt đầu hình thành tượng khối sơ khởi. Bón vào thời điểm này sẽ đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng ngay từ ban đầu cho cả dảnh cái và các dảnh con trong quá trình phân hoá đòng và nuôi đòng. Thời gian bón phần lớn diện tích nên kết thúc trước ngày 20/4/2012.

* Cách nhận biết: Quan sát bằng mắt thường thấy hình thái cây lúa có sự biến đổi rõ rệt như tròn khóm, thân cứng, các lá đứng, bóc dảnh cái thấy ở đốt trên cùng có hình thành khối tế bào trong suốt dài 1 - 2 mm. Hoặc có thể quan sát 10 dảnh cái thấy có 1 dảnh có thắt eo đầu lá thì lúc này đa số dảnh bắt đầu hình thành tượng khối sơ khởi.

* Tác dụng của việc bón đúng thời điểm: Giai đoạn tượng khối sơ khởi (đứng cái) rất quan trọng, vì giai đoạn này có thời gian rất ngắn để bước vào phân hoá đòng, hình thành các gié, các hoa tạo nên các hạt lúa và bông lúa, quyết định số hạt lúa trên bông. Cho nên phải bón phân đúng thời điểm, để cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho quá trình phân hoá, giúp cho việc phân chia gié và hoa lúa được nhiều nhất. Tuy nhiên, bà con nông dân thường bón muộn khi đòng to (bóc dảnh cái thấy đòng đã dài), lúc này số gié và số hoa đã phân chia xong nên bón phân chỉ có tác dụng nuôi đòng. Việc bón muộn như vậy làm cho bông lúa nhỏ, ngắn và không nhiều hạt. Trong giai đoạn cây lúa từ đứng cái, làm đòng đến khi chín, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây vận chuyển tích luỹ vào hạt, tạo nhiều hạt chắc. Vì vậy, bón phân đón đòng cho lúa sao cho đúng thời điểm, cho đủ lượng là rất cần thiết để có được số hoa/bông, hay số hạt/bông và số hạt chắc/bông đạt tối đa, là cơ sở cho năng suất cao.

* Lượng phân bón đón đòng: Chúng ta nên bón phân NPK khép kín Lâm Thao với lượng phân bón cho 1 sào  từ 10 đến 12 kg  phân NPK 12.5.10. Hoặc nếu dùng phân đơn, cần bón với lượng Đạm Urê là 3 kg, Kali clorua từ 3 đến 4 kg, trộn đều rồi bón. Sử dụng kết hợp đạm với kali,  có tác dụng kích thích quá trình vận chuyển chất dinh d­ưỡng về hạt, làm chắc hạt, sáng hạt, làm cứng cây, đanh dảnh, chống đổ cho cây, tăng năng suất và chất l­ượng gạo. Bên cạnh đó, bà con có thể phun thêm phân bón lá như Seaweed XO; Pomior... để bổ sung các nguyên tố trung và vi lượng góp phần tăng khả năng chống chịu cho cây.

Ngoài ra, cần cung cấp đủ nước cho cây lúa trong giai đoạn đứng cái, làm đòng đến chín; thăm đồng thường xuyên để phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh, chuột hại theo khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn