1. Chọn giống: Tất cả các giống đều áp dụng kỹ thuật SRI được. Tuy nhiên, để đảm bảo năng suất cao, nên dùng các giống lúa lai hoặc lúa thuần nguyên chủng, giống xác nhận.
2. Gieo mạ:
a, Thời vụ: Xuân muộn: 25/1 - 5/2/2014
b, Lượng giống:
- Lượng giống cấy cho 1 sào: 0,5 – 0,7 kg; ngâm ủ mạ như tập quán vẫn làm. ( Chú ý trong quá trình ngâm thay nước 2 - 3 lần/ngày)
- Gieo mạ: Gieo thưa với lượng 0,5 – 0,7 kg thóc giống trên 4 - 7 m2 đất mạ. Gieo mạ dày xúc hoặc gieo trên nền đất cứng để xúc cấy.
3. Cấy 1 dảnh, cấy thưa, cấy thẳng hàng:
- Tuổi mạ: Cấy khi mạ có 2 - 2,5 lá (Sau gieo 10 - 12 ngày).
- Mật độ cấy: Lúa lai 30 – 35 khóm/m2; lúa thuần 35 - 40 khóm/m2, cấy 1 - 2 dảnh/khóm (Tùy theo đất tốt, xấu và loại giống để áp dụng mật độ cho phù hợp).
4. Sục bùn, làm cỏ, điều tiết nước:
- Từ khi cấy đến 20 ngày phải luôn duy trì có nước trên ruộng từ 1 - 2 cm.
- Sau cấy 10 - 12 ngày tiến hành bón phân thúc đẻ kết hợp sục bùn, làm cỏ lần 1.
- Sau làm cỏ 5 - 7 ngày, tiến hành tháo cạn và tưới tràn xen kẽ, giữ cho ruộng đủ ẩm.
5. Bón phân:
a, Bón lót:
- Phân chuồng: 200 - 300 kg/sào, vôi 15 - 20 kg/sào, bón khi bừa vỡ.
- Phân vô cơ: Bón ngay sau khi bừa cấy (Bừa lần cuối) với lượng:
+ Phân NPK (5:10:3): 15 - 20 kg/sào.
b, Bón thúc đẻ:
- Thời điểm bón: Khi làm cỏ sục bùn lần 1 (khoảng 10 - 12 ngày sau cấy), kết hợp sục bùn làm cỏ để vùi trộn phân vào đất, tăng hiệu quả sử dụng phân.
- Lượng bón:
+ NPK (12:5:10): 10 - 12 kg/sào; hoặc bón: 4 - 5 kg Đạm Urê/sào + 2 - 3 kg Kali/sào
* Lưu ý: Nếu đất pha cát nhiều thì chia lượng đạm trên thành 2 lần bón cách nhau 10 ngày.
c, Bón đón đòng:
- Thời điểm bón: Khoảng 45 - 50 ngày sau cấy, khi lá ngọn của dảnh cái có hiện tượng thắt eo đầu lá.
- Lượng bón:
+ NPK (12:5:10): 8 - 10 kg/sào; hoặc bón: 2 - 3 kg Đạm Urê/sào + 2 - 3 kg Kali/sào
6, Phòng trừ sâu bệnh: Theo kết quả điều tra đồng ruộng và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
Chi cục BVTV Phú Thọ