Thứ Bảy, 23/11/2024
Chăm sóc lúa chiêm xuân theo kỹ thuật SRI
Gửi bài In bài

Mặt khác, các dảnh vô hiệu còn là nguyên nhân làm cho sâu, bệnh gây hại nặng, ảnh hưởng đến năng suất. Qua nhiều thí nghiệm chúng tôi thấy, những dảnh đẻ sớm xung quanh 20 - 25 ngày sau cấy sẽ hình thành dảnh hữu hiệu, những dảnh đẻ muộn về sau thường là dảnh vô hiệu. Do vậy, trong canh tác lúa cần phải bón phân sớm, bón tập trung để cây lúa đẻ nhánh sớm và đẻ nhánh tập trung sẽ làm tăng dảnh hữu hiệu là yếu tố quyết định đến năng suất.

   Bà con nông dân khi thăm đồng, quan sát trên ruộng thấy khoảng 10% số dảnh cấy bắt đầu có dảnh mới (khoảng 7 - 10 ngày sau cấy), cần tiến hành bón phân thúc đẻ ngay, nhằm cung cấp kịp thời dinh dưỡng giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe và tập trung. Không nên bón phân nhiều lần trong giai đoạn này để hạn chế cây lúa đẻ lai rai, sinh nhiều dảnh vô hiệu. Sử dụng phân NPK Lâm Thao bón theo quy trình khép kín, bón thúc đẻ với lượng phân cho 1 sào từ 10 - 12 kg loại phân NPK 12.5.10. Nếu dùng phân đơn, cần bón với lượng Đạm Urê là từ 3 - 4 kg, Kali clorua từ 2 - 3 kg, trộn đều rồi bón. Sau khi bón phân nên tiến hành sục bùn, làm cỏ bằng tay giúp cho bộ rễ thoáng khí, cây sinh trưởng thuận lợi. Sục bùn lúc này đất còn mềm dễ làm, đỡ công; cỏ non (mới mọc) dễ chết; hạt cỏ đa số chưa nảy mầm sẽ bị vùi sâu. Đồng thời giúp cho việc hoà phân và vùi sâu phân vào đất, hạn chế sự bay hơi, rửa trôi phân; giúp cây lúa ăn phân sớm, kích thích đẻ nhiều nhánh. Lưu ý, khi bón phân thúc đẻ thì mực nước trên ruộng không nên để nhiều quá, tốt nhất là 3 – 5 cm. Sau khi bón phân và sục bùn từ 5 – 7 ngày thì tiến hành tháo rút cạn nước, chỉ để nước trên các rãnh đến khi ruộng nứt nẻ chân chim thì lấy nước theo phương pháp tưới tràn hoặc ngâm qua đêm rồi tháo cạn theo phương pháp rút nước luôn phiên. Biện pháp này sẽ giúp cây lúa sinh trưởng khỏe, đẻ tập trung. Đây cũng là biện pháp góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Hạn chế sinh ra các khí độc trong đất như Metan( CH4 ), Sunpua ( H2S )... là các loại khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên. Các khí độc trong đất được giải phóng, không tích tụ hạn chế bệnh nghẹt rễ sinh lý cho cây lúa. Rút cạn nước còn hạn chế sự phá hoại của ốc bươu vàng và giúp cho ánh sáng chiếu trực tiếp vào gốc khóm lúa kích thích việc đẻ nhánh đồng thời còn giúp bộ rễ lúa phát triển mạnh, ăn sâu hơn để hút nước, lấy được nhiều khoáng chất trong đất. Do bộ rễ ăn sâu, chắc khỏe và được bón phân cân đối NPK cây lúa khỏe mạnh tăng cường chống chịu đều kiện ngoại cảnh như chịu hạn hán, chống đổ ngã khi gặp gió bão, hạn chế sâu bệnh hại.

Bên cạnh đó, thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh, chuột hại theo khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật.

                                                                         Bài và ảnh: PHẠM VĂN HIỂN

                                                                         Chi cục BVTV Phú Thọ

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn