Thứ Năm, 25/4/2024
Biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa xuân
Gửi bài In bài

Vụ chiêm xuân 2016 – 2017, Thanh Ba gieo cấy được 3200 ha lúa, trong đó trà xuân trung chiếm 650 ha; trà xuân muộn 2650 ha; lúa lai 1250 ha, lúa chất lượng 950 ha. Hiện nay trà xuân trung đang đẻ nhánh rộ; trà xuân muộn đang đẻ nhánh.  Để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh sớm, tập trung tăng số dảnh hữu hiệu, cần hướng dẫn nông dân tập trung chăm sóc ngay từ đầu vụ, cụ thể:

- Đối với diện tích gieo thẳng: Tiến hành dặm tỉa để đảm bảo mật độ; Bón thúc sớm, đủ lượng, cân đối NPK: Từ  8 - 10 kg NPK- S 12: 5: 10-14( Phân 3 màu) hoặc 3 kg đạm u rê + 2- 3 kg ka li/ sào, kết hợp làm cỏ sục bùn, tháo nước cho bộ rễ phát triển, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, hạn chế bệnh sinh lý (lưu ý do vụ chiêm xuân ấm cây lúa sinh trưởng tốt, nên dùng phân bón khép kín để bón làm cho cây lúa đẻ khỏe, cứng cây chống lại những điều kiện bất lợi của thời tiết).

- Đối với diện tích lúa bị bệnh sinh lý sau cấy (ở các xã Thanh Vân, Đông Thành, Khải Xuân, Đỗ Sơn, Thái Ninh, Vũ Yển, Đồng Xuân, Yên Nội, Võ Lao…):

          * Biểu hiện: Cây lúa lâu hồi xanh, còi cọc, lá vàng; Rễ thối đen, không có rễ mới; Bị nặng lá vàng khô, cây lúa lùn, lá xòe ngang và chết dần.

* Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân như: Thời tiết; Mạ già, cấy sâu tay, thiếu phân bón; Ruộng cao hạn mất nước,.. Tập trung nhiều nhất là nguyên nhân Ngộ độc: 1) Do chua: Ruộng không được bón vôi quá chua, có nhiều Rong, rêu; Ruộng ven đồi, dộc chua xình lầy, bùn lá;  do hàm lượng Sắt, Nhôm di động cao (Nước váng vàng). 2) Do độc tố: Phân hữu cơ, cỏ rác chưa hoai mục; Ruộng có nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp ……

* Biện pháp chăm sóc:

 + Thay đổi môi trường: Sục bùn, làm cỏ; Đưa nước vào đối với ruộng cao hạn; Tháo cạn phơi ruộng và thay nước đối với ruộng dộc chua, xình lầy,...

+ Sử dụng các chế phẩm phun bổ sung dinh dưỡng và giải độc: 1) Bị nhẹ dùng Xo Sogan Siêu ra rễ. 2) Nặng hơn dùng Xo Siêu lân (có thể hỗn hợp với Sogan). 3) Rất nặng dùng Hydrophos, Antracol, Novaba.

* Lưu ý: Sau khi chăm sóc, thấy lúa hồi phục ra rễ và lá non mới được bón phân.

 

K.s Nguyễn Bá Tân

(Trạm BVTV Thanh Ba)

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn