Nông dân thị xã Phú Thọ tập trung gieo cấy lúa vụ mùa
Hiện nay, trên địa bàn Thị xã Phú Thọ, các xã, phường đang
tập trung gieo cấy lúa mùa. Tính đến thời điểm này (28/6/2017), thị xã đã cấy
được 120/955 ha kế hoạch. Để cây lúa sinh trưởng thuận lợi ngay từ đầu vụ, hạn
chế sâu bệnh gây hại, Trạm BVTV Thị xã Phú Thọ hướng dẫn một số biện
pháp kỹ thuật cho cây lúa như sau:
Tiếp tục làm đất kỹ, bón
đủ phân lót trước khi cấy với lượng 200 – 300 kg phân chuồng và 15 – 20 kg
NPK5.10.3 /sào. Cấy theo kỹ thuật SRI đối với chân vàn, vàn cao:
Cấy mạ non 2 - 2,5 lá, cấy 1 - 2 dảnh, cấy nông tay, mật độ 35 - 40 dảnh/m2.
Sau cấy duy trì mực nước trên ruộng từ 2-3 cm để cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh
và đẻ nhánh thuận lợi. Khi lúa bén
rễ hồi xanh (khoảng 1 tuần sau cấy), bón thúc đẻ nhánh ngay với lượng
8-10 kg NPK12.5.10 hoặc 3 - 4
kg đạm ure + 2 -
3 kg kali clorua/sào hoặc.
Tốt nhất là kết hợp bón phân với sục
bùn, làm cỏ để vùi trộn phân vào đất, tăng hiệu quả sử dụng phân.
Qua điều tra tình hình
sâu bệnh đầu vụ cho thấy trên đồng ruộng cũng đã xuất hiện một số đối tượng, bà
con cần quan tâm xử lý như sau:
- Đối diện tích mạ chưa
cấy, tiến hành ngắt ổ trứng sâu đục
thân 2 chấm trước khi cấy và loại bỏ dảnh héo khi nhổ mạ, cấy lúa; đối với sâu
cuốn lá nhỏ ngắt bỏ những lá bao cuốn tiêu huỷ trước khi cấy.
- Đối với ốc biêu vàng
đã xuất hiện ở các xã có lúa cấy như Văn
Lung, Hà Thạch, Thanh Minh, Hà Lộc. Tốt nhất là tiến hành bắt thu gom ốc, trứng đưa ra khỏi ruộng tiêu diệt; khi mật độ ốc cao trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên
10% dảnh bị hại thì xử lý bằng thuốc trừ ốc bươu vàng đã được đăng ký
trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (ví dụ: Boxer 15GR;
StarPumper 800WP; Clodansuper 700 WP; Pazol 700WP, ...), pha và phun theo
hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
-
Đối với bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa bị bệnh không bón phân đạm, tăng
cường làm cỏ sục bùn. Khắc phục bằng cách bón 10-15 kg vối bột + 10-15 kg supe
lân kết hợp với làm cỏ sục bùn, hoặc sử dụng chế phẩm bổ sung dinh dưỡng và
giải độc cho lúa như XO Sogan siêu ra rễ; XO siêu lân,...
Vụ
mùa, thời gian sinh trưởng ngắn, sâu bệnh phát sinh nhanh, bà con cần chăm sóc
đúng kỹ thuật, thường
xuyên thăm đồng để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các đối tượng sâu bệnh gây hại./.
Lê Diên Quang
Trạm BVTV thị xã Phú Thọ