Nông dân xã Đồng Luận (huyện Thanh Thủy) tranh thủ thời tiết thuận lợi phun phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân 2019
Vụ Xuân năm nay, toàn
tỉnh gieo cấy hơn 36.500 ha, trong đó: Diện tích lúa chất lượng chiếm khoảng 46%
tổng diện tích, trong đó có trên 8 nghìn ha là giống JO2 (chiếm khoảng 25% tổng
diện tích). Theo dõi tình hình thời tiết và dịch hại cho thấy, thời tiết đầu vụ
thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, nhưng từ đầu tháng 3 tới nay, thời tiết chủ
yếu là âm u, có mưa phùn nhiều ngày, ẩm độ không khí cao, nhiệt độ thường xuyên
ở ngưỡng trên 20 - 25oC. Trong điều kiện như vậy, bệnh đạo ôn đã
phát sinh khá nhanh trên lá lúa và gây hại tại các huyện Thanh Thủy, Yên Lập,
Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Lâm Thao, Cẩm Khê, TP. Việt Trì,.... chủ yếu trên
các trà lúa xuân sớm, xuân trung (trên các giống J02, TBR225, các giống lúa
nếp, Xi23, X21, một số giống lúa lai,...). Qua kỳ điều tra dịch hại tuần 13
(25-26/3): Tỷ lệ bệnh trên lá phổ
biến 0,7 - 3,5%, cao 4,0 - 12%, cục bộ ổ ruộng 15 - 28% (xã Mỹ Lung - Yên Lập,
Đồng Luận - Thanh Thủy, Vân Đồn - Đoan Hùng, Cát Trù - Cẩm Khê), cá biệt ruộng
40 % (xã Mai Tùng, Minh Côi - Hạ Hòa); cấp bệnh phổ
biến: Cấp 1 - 3, cục bộ ổ cấp 5. Diện tích nhiễm 271 ha (Nhiễm nhẹ 198,3 ha, trung bình 72,7 ha).
Như vậy,
nguồn bệnh đã có trên đồng ruộng mặc dù với cấp độ chưa cao nhưng phân bố trên
nhiều huyện, thị; trong thời gian tới (xung quanh 10/4), một số diện tích lúa
trà trung sẽ bắt đầu trỗ bông, trong đó có nhiều giống mẫn cảm với bệnh đạo ôn,
nhất là giống lúa J02 được gieo cấy với diện tích lớn. Nếu điều kiện thời tiết
tiếp tục âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát sinh, lây lan
và gây hại, có nguy cơ cao gây hại trên cổ bông, cổ gié, làm ảnh hưởng rất lớn
tới năng suất và sản lượng lúa vụ xuân 2019.
Trước
tình hình trên, để chủ động phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất bệnh đạo ôn
gây hại đối với lúa xuân, các địa phương cần tập trung chỉ đạo nông dân tranh
thủ thời tiết thuận lợi, phun phòng trừ ngay đối với những điểm, cánh đồng đã
nhiễm theo thông báo và hướng dẫn của Chi cục, trạm Trồng trọt và BVTV, không để cháy chòm,
cháy ổ, hạn chế thấp nhất nguồn bệnh phát sinh và lây lan khi thời tiết bất
thuận tiếp tục diễn ra. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phòng trừ
đúng cách với bệnh đạo ôn: Khi phát hiện ruộng bị bệnh, không bón các loại phân
hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng; phòng trừ ngay khi phát hiện tỷ lệ
bệnh từ (3 - 5% lá bị hại) bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ như:
Fu-army 30WP, 40EC, Katana 20SC, Ka-bum 650WP, Funhat 40WP, Filia 525SE, Sako 25WP, Abenix 10FL, Som 5SL, Difusan 40EC, Hibim
31WP,.... Nếu ruộng bị nặng cần phải phun kép (2 lần), lần 2 cách lần
1từ 5 - 7 ngày, phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên lá, tuyệt đối không phun
thuốc BVTV kèm với phân bón qua lá. Đặc biệt, cần chú ý tới những diện tích lúa
trỗ sớm, trên ruộng đã có nguồn bệnh, gieo cấy
giống mẫn cảm, vùng lúa chất lượng gieo cấy tập trung, khi gặp thời tiết bất thuận tiếp tục diễn ra thì tiếp
tục phải phun phòng trừ đạo ôn cổ bông, cổ gié, cần phun kép hai lần: Lần 1 khi
lúa thấp tho trỗ, lần 2 khi lúa đã trỗ thoát bằng các loại thuốc nêu trên./.
TRƯỜNG GIANG