Các Đ/C Lãnh đạo cục BVTV, Trung Tâm BVTV Phía Bắc, Sở NN&PTNT, Chi cục TT&BVTV, huyện, xã, thăm mô hình phòng trừ tổng hợp sâu keo mùa thu
Theo cục Bảo vệ thực vật, sâu keo mùa thu đã được phát hiện tại các quốc gia thuộc châu
Phi từ năm 2016, châu Á năm 2018, châu Mỹ (bắc Mỹ, trung Mỹ và nam Mỹ) và một số
quốc gia tại châu Âu. Sau hai năm phát hiện, sâu keo mùa thu lây lan ra trên 44
nước trên thế giới. Hiện nay, ở nước ta, sâu xuất
hiện cục bộ ở một số tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Tại tỉnh Phú Thọ, năm
2019, sâu keo mùa thu xuất hiện và gây hại rải rác trên ngô ở hầu hết ở các huyện
Thanh Sơn, Phù Ninh, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Thủy, Cẩm Khê.... Qua các vụ theo dõi, sâu keo mùa thu đã gây hại với tổng diện
tích nhiễm của cả 3 vụ là trên 2.210 ha (trong đó diện tích ngô bị sâu keo gây
hại nặng là trên 238 ha).
Trước tình hình
sâu keo mùa thu phát sinh và gây hại tại Phú Thọ và nhiều tỉnh thành trên cả
nước, có nguy cơ lây lan và gây hại trên diện rộng, thành dịch, ảnh hưởng lớn đến xuất ngô trong nước, được sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp
và PTNT, về việc xây dựng dự án khuyến nông đặc thù năm 2019, Cục Bảo vệ thực
vật chỉ đạo triển khai dự án tại 4 tỉnh, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ.
Trên cơ sở đó Trung Tâm BVTV Phía Bắc đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và bảo
vệ thực vật thực hiện dự án “Xây dựng mô
hình phòng trừ tổng hợp sâu keo mùa thu Spodoptera
frugiperda J.E. Smith gây hại trên ngô tại một số tỉnh phía Bắc” tại Phú
Thọ.
Dự án được xây dựng với mục tiêu hoàn thiện quy trình kỹ
thuật phòng trừ sâu keo mùa thu và xây dựng thành công mô hình trình diễn phòng
trừ tổng hợp sâu keo mùa thu (Spodoptera
frugiperda) hại ngô nhằm tuyên truyền và áp dụng biện pháp kỹ thuật phòng
trừ đối tượng sâu hại mới xâm nhập vào Việt Nam, tránh nguy cơ bùng phát gây hại
thành dịch, góp phần bảo vệ an toàn cho sản xuất ngô, nâng cao hiệu quả kinh tế
cho sản xuất, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, tăng hiệu quả kinh tế
trên 10%.
Sau khi đã khảo
sát một số vùng trồng ngô với tiêu chí Vùng trồng ngô đã xuất hiện và bị sâu keo gây hại từ vụ
trước;Nông dân tự nguyện tham gia, tuân thủ
kỹ thuật của dự án; Có khả đối ứng về vật tư, công lao động. Tuân thủ việc kiểm
tra, giám sát của các cơ quan, cán bộ đến kiểm tra, giám sát nội dung thực hiện
dự án. Chi cục đã lựa chọn cánh đồng soi cả khu Tam Sơn 1 và Tam
Sơn 2 thuộc xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn để triển khai mô hình. Mô hình có quy
mô 20 ha, 156 hộ tham
gia, sử dụng giống ngô DK6919S và DK6919.
Mô hình được gieo tập trung từ 13-15/9/2019 với lượng giống
sử dụng 20kg/ha; lượng phân bón cho 1 ha: Lân Supe 400kg, Urê 330kg, Kali Clorua
200kg. Và
được áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sau:
- Về biện
pháp canh tác, thủ công: Đất được
làm sạch cỏ dại để hạn chế nơi trú ẩn trưởng thành,
cày rồi phơi đất khô để diệt ấu trùng,
nhộng trong và bị thiên địch tiêu diệt. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng,
đặc biệt ở giai đoạn ngô 2 - 6 lá để phát hiện ổ trứng, ngắt tiêu hủy.
-Biện pháp sinh học: Bảo vệ bảo vệ thiên địch của sâu keo mùa thu. Sử dụng một phần diện tích giống ngô biến đổi gen DK
6919S. Dùng bẫy bả Pheromone, bẫy bả chua ngọt để diệt trưởng thành.
- Biện pháp hóa học: Sử dụng biện pháp xử lý hạt giống bằng thuốc Lumivia Blue 625FS với diện sử
dụng giống ngô thường để quản lý sâu keo mùa thu ở giai đoạn đầu (từ gieo đến 5
lá). Khi mật độ sâu non trên 4 con/m2 thì sử
dụng thuốc có hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực
vật. Tại mô hình sử dụng thuốc Match 050 EC (hoạt chất Lufenuron) liều lượng 0,56 lít/ha. Phun khi sâu non tuổi 1-2, phun ướt đều trên lá, thân và
nõn ngô vào sáng sớm và chiều mát.
Dự án đã đào tạo và tập huấn cho 400 người, trong
đó tập huấn cho nông dân trong mô hình là 4 lớp mỗi lớp 50 người và tập huấn 04
lớp mỗi lớp 50 người cho nông dân ngoài mô hình tại các huyện Thanh Thủy, Cẩm Khê, Hạ Hòa và Phù
Ninh.
Từ áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu keo mùa
thu trong mô hình cho thấy đối với diện tích
sử dụng giống ngô thường bà con phun 1-2 lần thuốc trừ sâu keo mùa thu, trong
khi đó ngoài mô hình nhiều nơi phải phun 3-4 lần. Năng suất tại mô hình đạt từ 6,5 đến 7 tấn/ha, lợi nhuận tăng từ
8.915.000đ đến 15.715.000đ/ha. Hiệu quả
kinh tế tăng từ 17 đến 25% so với ngoài mô hình. Sâu
keo mùa thu hoàn toàn được kiểm soát, giảm lượng thuốc BVTV ra ngoài môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người dân và cộng
đồng, tạo ra sản phẩm an toàn./.
Th.s Lê Hồng Thiết
Trưởng Phòng Bảo vệ thực vật