Nông dân xã Bản Nguyên chăm sóc tỉa, dặm lúa
Vụ xuân 2022, huyện Lâm Thao gieo cấy 3.120 ha lúa,
trong đó xuân muộn trà 1 chiếm trên 80% diện tích chủ yếu là giống lúa JO2. Xuân
muộn trà 2 gần 20% diện tích là các giống HT1, VNR20…,. Đối với lúa Trà 1 cơ
bản là cấy xong trước Tết Nguyên đán; Đối với lúa Trà 2, đến ngày20/2 thì hoàn
thành. Tuy nhiên thời tiết rét đậm, rét hại và thiếu nắng liên tục từ ngay khi
trước Tết Nguyên đán tới nay, đặc biệt là đợt rét hại từ ngày 19/2 trở lại đây đã ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa.
Kiểm tra đồng ruộng cho thấy, chủ yếu là hiện tượng sinh lý: Trên các diện tích
lúa Trà 1 đã bén rễ hồi xanh nên ít bị ảnh hưởng. Còn lúa Trà 2 một số diện tích
bị trắng lá, vàng lá. Một số ruộng sinh lý khá nặng do bị ảnh hưởng ngập nước,
bón phân hữu cơ chưa hoai mục.
Để cây lúa kịp thời hồi phục trong những ngày
tới, khắc phục được tình trạng sinh lý khi thời tiết tốt hơn, Trạm Trồng trọt
và bảo vệ thực vật Lâm Thao hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa
như sau:
- Tiếp tục duy trì mực nước trong ruộng lúa ở mức 2-3 cm, để giữ
ấm cho cây lúa và bộ rễ cây.
-
Khi thời tiết ấm trở lại (trên 18oC), để thúc đẩy
nhanh quá trình hồi phục và cây lúa sinh lá mới, rễ mới tiến hành:
+
Sử dụng các chế phẩm phun bổ sung
dinh dưỡng và giải độc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt
Nam (Ví dụ: Xo Sogan, Siêu ra rễ, XO Siêu lân, Antracol, Novaba…). Pha và phun
theo hướng dẫn kĩ thuật ghi trên bao bì.
+ Bổ
sung 15 - 20 kg vôi bột, hoặc 10 - 15 kg lân bột kết hợp tỉa dặm, làm cỏ sục
bùn;
khi ruộng lúa đã bén rễ hồi xanh, ra lá mới thì tiến hành bón thúc đẻ nhánh với
lượng 10-12 kg NPK12.5.10 hoặc 3-4 kg đạm + 2-3 kg kali cho 1 sào. Đồng thời tiến hành tỉa, dặm để đảm bảo mật độ và vùi lấp, tăng hiệu quả phân sau bón.
- Thời gian tiếp theo tiếp tục chú ý phòng trừ ốc bươu
vàng và tiến hành diệt chuột tập trung trong thời gian lúa đẻ nhánh rộ.
Đặng Thị Thu Hiền
Trưởng trạm TT& BVTV Lâm Thao