Ngay
sau khi mới đậu quả, quả bưởi non đã có thể bị một số loại sâu bệnh gây hại trực
tiếp. Một trong những loại gây hại đáng kể trong giai đoạn quả non đó là bọ
xít. Bọ xít chích hút nhựa quả non làm quả mất dinh dưỡng, chậm lớn và rụng khi
hại nặng. Những vết thương do bọ xít chích tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhiễm
ngay sau đó, gây ra hiện tượng thối quả và rụng. Bệnh thối quả sau khi bọ xít
chích thường là nấm thán thư gây khô quả và Phytophthora (gây chảy gôm, xì mủ).
Những quả bị bọ xít hại nhưng không rụng thì chậm lớn, nhỏ hơn bình thường, vết
hại chai cứng tạo sẹo làm mẫu mã xấu và kém phẩm chất, tép cứng hoặc khô.
Bọ
xít thường gây hại từ cuối tháng 3, ngay sau khi đậu quả cho tới tháng 6, trong
đó hại mạnh nhất là trong tháng 4. Qua công tác điều tra, nhóm nghiên cứu (Nguyễn
Trường Giang, Nguyễn Ngọc Dung – chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Thọ, Đặng Thị
Ngọc Kiếm – Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc) chúng tôi nhận thấy có một số
loại bọ xít hại trên quả bưởi non như sau:
Loại
thứ nhất: Bọ xít dài màu xanh nhạt xuất hiện và gây hại đầu tiên, ngay sau khi
đậu quả đến khi quả to bằng quả trứng gà là chủ yếu. Trong vườn có nhiều giống
thấy giống bưởi Da xanh bị bọ xít gây hại nhiều hơn các giống khác.
Loại
thứ 2 là loại bọ xít tròn, gây hại chủ yếu khi quả bưởi bằng quả trứng chim Cút
đến khi bằng quả trứng Vịt. Cả 2 loại bọ xít trên đã được gửi mẫu để xác định
tên loài.
Loại
thứ 3 là bọ xít xanh vai nhọn, gây hại thường vào cuối tháng 4 đến tháng 6. Trong
năm 2021 thì bọ xít xanh vai nhọn xuất hiện với mật độ ít hơn đáng kể so với 2
loài trên.
Ngoài
ra, một số ít nhận thấy sự xuất hiện của bọ xít muỗi hại chè cũng gây hại ở những
vườn bưởi gần nương chè và trồng xen với chè. Sự gây hại của bọ xít mạnh hơn ở
các vườn để cỏ tốt và rậm rạp, xung quanh vườn cũng nhiều cây cỏ bụi, vườn
không cắt tỉa, kém thông thoáng.
Để
hạn chế bọ xít gây hại cần thường xuyên vệ sinh vườn, xung quanh vườn không để
cây cỏ rậm rạp; cắt tỉa cây đảm bảo thông thoáng. Bọ xít thường rất khó phát
hiện vào ban ngày, chúng ta có thể quan sát thông qua dấu hiệu quả bị hại. Hiện
tại, trong Danh
mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam có rất ít thuốc đăng ký trừ bọ
xít hại bưởi và cây có múi. Các hộ có thể
dùng các loại thuốc sinh học để xua đuổi bọ xít như Biomax 1EC, NeemNim Xoan Xanh
Green 0.3EC; 10-15 ngày phun 1 lần. Đối với thuốc BVTV hóa học, để phòng trừ bọ
xít bà con tạm thời sử dụng các thuốc trừ bọ xít trên cây ăn quả và cây trồng
khác như Aremec 36EC, Dibamec 1.8EC/3.6EC, Vifast 10SC, Permecide 50EC, Decis
2.5EC, Karate 2.5EC,....
ThS. Nguyễn Trường
Giang
Phó Chi cục trưởng