Cán bộ kỹ thuật đang kiểm tra sâu bệnh gây hại trên cây bưởi tại xã Vân Đồn, huyện Đoan Hùng
Tính đến
nay diện tích trồng bưởi trên địa bàn tỉnh có 5,37 nghìn ha, trong đó diện
tích bưởi cho sản phẩm khoảng 4,76 nghìn ha. Hiện đang có 161 vùng sản xuất
tâp trung với diện tích 2,7 nghìn ha. Diện tích thực hiện quy trình sản
xuất tốt (GAP) 3,1 nghìn ha; diện tích đạt chứng nhận VietGAP 978,1 ha,
Global GAP 20 ha, hữu cơ 6 ha. Đến nay các vườn bưởi kinh doanh đang ở giai
đoạn quả non. Đây là thời điểm các mà đối tượng sinh vật gây hại trên quả non
rất lớn, cần phải quan tâm để phòng trừ kịp thời để bảo đảm năng suất và chất
lượng quả. Do vậy các chủ vườn và bà con nông dân cần phải lưu ý các đối tượng
sau để phòng trừ đảm bảo mẫu mã quả và hạn chế thấp nhất rụng quả trong giai
đoạn này như:
- Bọ xít
hại bưởi: Bọ xít gây hại trong suốt khoảng thời gian cây bưởi mang quả, tuy
nhiên chúng gây hại mạnh nhất trong khoảng thời gian từ cuối tháng 4 đến giữa
tháng 5. Chúng chích hút nhựa trong quả gây rụng quả và xì mủ từ các vết chích.
Phòng trừ bọ xít có thể áp dụng các biện pháp thủ công như dùng vợt bắt bọ xít
trưởng thành vào sáng sớm hoặc chiều mát; thu gom ổ trứng bọ xít mang tiêu huỷ.
Ngoài ra còn dùng một số loại thuốc BVTV như Miktin 3.6EC, Reasgant 3.6EC,
Eagle 5EC, Aremec 36EC… để phòng trừ bọ xít.
- Sâu vẽ
bùa: Gây hại khi cây mới ra lộc, thường gây hại mạnh hơpn vào thời kỳ lộc xuân.
Phòng trừ đối tượng này có thể sử dụng thuốc BVTV có chứa một số hoạt chất
Abametin, Bacillus thuringiensis var.kurstaki, Emamectin benzoate… ví dụ một số
loại thuốc có tên thương mại như Mectinsuper 37EC, Akido 20WP, Chip 100SL, Dầu
khoáng DS 98.9 EC…
- Bọ
trĩ: Hiện nay trong danh mục thuốc BVTV hiện hành rất ít thuốc đăng ký trừ bọ
trĩ, có thể sử dụng một số thuốc ví dụ như: Catex 3.6 EC, Silsau 10WP, Aremec
36EC, Reasgant 3.6EC, Karate 2.5EC, Confidor 200SL, ….
- Bệnh
loét: Bệnh do vi khuẩn gây ra, phát sinh gây hại trong điều kiện ẩm độ cao,
nhiệt độ cao; thường gây hại nặng sau các đợt lộc xuân và lộc hè (từ tháng 3
đến tháng . Bệnh tấn công từ lúc quả còn nhỏ đến khi quả lớn, bệnh nặng làm
rụng quả. Để phòng trừ dùng thuốc Avalon 8WP, Kata 2SL, Liberty 100WP…
- Bệnh
sẹo: Bệnh do nấm gây ra, phát sinh gây hại mạnh sau các đợt lộc trong điều kiện
mưa ẩm, nhiệt độ 20-230C. Để phòng bệnh sẹo gây hại, ngoài các biện pháp thủ
công như vệ sinh vườn quả sau thu hoạch, cắt bỏ tiêu huỷ các bộ phận bị bệnh
thì bà con dùng các loại thuốc đặc hiệu như: Kaisin 100WP, Grahitech 2SL,
Antracol 75WG,...
- Bệnh
thán thư: Vệ sinh vườn bưởi, tỉa bớt chồi trong thân, lộc xuân mọc quá dày, thu
dọn các bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy, khi tỷ lệ lộc, lá hại từ 10% thì sử dụng
một số loại thuốc BVTV như: Fungonil 75WP, Amistar® 250 SC, Diboxylin 4SL,
Sucker 2SL, Penncozeb 75WG /80 WP, Actinovate 1SP, Actino - Iron 1.3SP....
- Bệnh
chảy gôm: Khi trên vườn có trên 10% thân cây bị hại hoặc trên 25% số cành bị
hại, Sử dụng một số loại thuốc: Insuran 50 WG, Profiler 711.1 WG, Aliette 800
WG, Stifano 5.5SL, Sat 4SL, MAP Green 6SL, Xanized 72WP, Tungsin-M 72WP, Alpine
80WP (80WG), .... Đối với bệnh hại trên thân, cành cần cạo sạch vết bệnh sau đó
dùng thuốc quét vào vết bệnh.
Bà con lưu ý: Sử dụng thuốc
theo hướng dẫn trên bao bì, thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh
phòng trừ kịp thời, khi xử dụng thuốc bảo vệ thực vật xong thu gom vỏ bao bì để
đúng nơi quy định của địa phương.
Ks. Hà Hữu Long
Chi cục Trồng trọt & BVTV