Thứ Năm, 26/12/2024
Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra và xử nghiêm việc nhân nuôi sâu Superworm
Gửi bài In bài

    Ngày 24 tháng 4 năm 2014, Cục Bảo vệ thực vật đã có Công văn số 617/BVTV-KD về việc nhân nuôi Superworm (Zophobas morio). Đây là loài côn trùng ăn tạp, phàm ăn, chưa có tên trong danh sách vật nuôi nông nghiệp ở Việt Nam và có nguy cơ gây hại đến sản xuất nông nghiệp cũng như ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Theo đó, việc buôn bán, nhân nuôi, lưu giữ, vận chuyển và phóng thích Superworm ra môi trường là hành vi vi phạm pháp luật.
    Superworm có tên khoa học là Zophobas morio. Ở Việt Nam còn gọi là sâu gạo, sâu rồng, thuộc họ
Tenebrionidae, bộ cánh cứng (Coleoptera). Có rất nhiều loài thuộc họ Tenebrionidae là đối tượng gây hại nguy hiểm với tài nguyên thực vật, đặc biệt đối với nông lâm sản cất trữ tại nhà và bảo quản trong kho tàng. Sâu non đẫy sức của loài Superworm có kích thước chiều dài cơ thể đạt tới 50 - 60 mm. Sâu non ăn tạp, thức ăn là nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đã hoặc chưa qua xử lý. Superworm được nhân nuôi tại một số nước trên thế giới để làm thức ăn cho bò sát và lưỡng cư. Hiện tại ở Việt Nam đã phát hiện việc nhân nuôi, buôn bán trái phép loài này để làm thức ăn cho chim, cá rồng, tắc kè, … 
    Để kịp thời bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái đồng thời ngăn chặn các vi phạm liên quan trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Thọ đã ra công văn số 102/BVTV-KD ngày 09/5/2014 về việc kiểm tra, xử lý nhân nuôi superworm gửi UBND các huyện thành thị. Bên cạnh đó Chi cục cũng đã phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh Phú Thọ thành lập đoàn thanh kiểm tra trên địa bàn thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ.

    Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện 04 điểm có nhân nuôi sâu superworm và một số loài sâu khác để làm thức ăn cho chim cảnh, cá cảnh,... Đây đều là những loài sâu không được phép nhân nuôi và phát tán ra môi trường bên ngoài.
    Chi cục BVTV đã tuyên truyền, phổ biến để người dân nhận thức được tác hại của việc nhân nuôi, lưu giữ và phát tán các loài sâu hại nguy hiểm ra môi trường sản xuất, bảo quản nông lâm sản phẩm. Đồng thời kiên quyết xử lý các vi phạm và tiêu hủy toàn bộ tang vật tịch thu bằng phương pháp đốt.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn