BÁO CÁO
Kết quả công tác tháng 8/2014, kế hoạch công tác tháng 9/2014
I/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THÁNG 8/2014:
A/ Kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm theo kết luận của Giám đốc Sở tại kỳ họp giao ban tháng 8/2014:
- Trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành văn bản số 848/SNN-BVTV ngày 31/7/2014 về việc tăng cường chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh cao điểm tháng 8 năm 2014 gửi UBND các huyện, thành, thị. Từ ngày 12 đến 14/8/2014 đoàn công tác của Chi cục và Sở đi kiểm tra tiến độ sản xuất vụ mùa, triển khai vụ đông và nông nghiệp cận đô thị đã kiểm tra, đôn đốc công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh tại các huyện: Phù Ninh, TX. Phú Thọ, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Sơn, Tam Nông, …
- Tình hình sâu bệnh và kết quả phòng trừ tính đến ngày 14/8/2014: Tổng diện tích đã phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ là 10.152 ha, trong đó diện tích phun lại lần 2 là 379 ha, mật độ sâu hại đã giảm dưới ngưỡng phòng trừ; Phòng trừ sâu đục thân là 4.129 ha, diện tích phun lại lần 2 là 580 ha; Phòng trừ bệnh khô vằn là 3.114 ha; Phòng trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn là 143,1 ha. Các huyện, thành, thị tiếp tục chỉ đạo phun diệt trừ sâu bệnh cao điểm tháng 8/2014 đến hết ngày 20/8.
- Phối hợp với Trạm BVTV các huyện, thành, thị kiểm tra, đánh giá phân loại định kỳ được 16 cơ sở (Loại B kỳ trước), kết quả: Loại A: 06/16 cơ sở (Chiếm 37,5%), loại B: 05/16 cơ sở (Chiếm 31,2%), 05/16 cơ sở đang tạm ngừng kinh doanh không xếp loại.
- Kiểm tra sử dụng thuốc BVTV 304 hộ, vi phạm 58 hộ (Hỗn hợp nhiều loại thuốc, sai nồng độ, liều lượng; Thiếu bảo hộ lao động) chiếm 19%. Các trường hợp vi phạm trên đều xử lý nhắc nhở.
- Phối hợp với Đài PTTH tỉnh thực hiện 01chuyên mục khuyến nông "Nâng cao hiệu quả công tác phòng trừ sâu bệnh" và 03 phóng sự, trong đó 02 phóng sự về công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh, 01 phóng sự về kiểm tra xử phạt vi phạm nhãn thuốc BVTV.
* Đánh giá chung: Chi cục BVTV đã thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ tháng 8/2014 được Giám đốc Sở giao tại Hội nghị giao ban tháng 8/2014 (Báo cáo số 274/BC-SNN ngày 31/7/2014 của Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ).
B/ Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:
1. Công tác điều tra, DTDB và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh:
- Tổng hợp số liệu kết quả điều tra, ban hành 04 thông báo sâu bệnh kỳ 7 ngày gửi Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Bắc đúng quy định; 01 thông báo sâu bệnh tháng 7, dự báo sâu bệnh tháng 8/2014 và hướng dẫn biện pháp phòng trừ.
- Thực hiện 04 kỳ điều tra sâu bệnh trong cao điểm, tổng hợp kết quả, ban hành 01 thông báo cao điểm sâu bệnh hại lúa mùa trong tháng 8 và biện pháp phòng trừ; 01 thông báo khẩn tình hình sâu bệnh kỳ 07/8, dự báo 10 ngày tới và biện pháp phòng trừ gửi cơ sở và các ban ngành.
- Tiếp tục duy trì hoạt động của 04 bẫy đèn tại huyện Phù Ninh, Đoan Hùng, Thanh Sơn và Thanh Thuỷ, tổng hợp số liệu hàng ngày gửi Trung tâm BVTV phía Bắc và các Trạm BVTV huyện, thành, thị. Thực hiện 04 kỳ điều tra DTDB sâu bệnh trên lúa tại 03 điểm điều tra (Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh).
- Kết quả tình hình sâu bệnh và kết quả phòng trừ tính đến ngày 14/8/2014:
+ Tổng diện tích đã phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ là 10.152 ha, trong đó diện tích phun lại lần 2 là 379 ha; Phòng trừ sâu đục thân là 4.129 ha, diện tích phun lại lần 2 là 580 ha; Phòng trừ bệnh khô vằn là 3.114 ha; Phòng trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn là 143,1 ha.
+ Hiện tại, trên những diện tích đã phòng trừ, mật độ sâu cuốn lá nhỏ phổ biến 4 - 8 con/m2, cao 10 - 16 con/m2; Trên diện tích chưa phòng trừ hoặc phòng trừ kém hiệu quả, mật độ phổ biến 20 - 30 con/m2, cao 40 - 60 con/m2, cục bộ trên 70 con/m2 (Lâm Thao, Thanh Ba, Thanh Sơn, ...); Phát dục chủ yếu tuổi 1, 2, 3. Dự kiến diện tích cần tiếp tục phòng trừ khoảng 5.000 ha tập trung tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Ba, Phù Ninh, Tam Nông, …
+ Đánh giá: Do chủ động điều tra diễn biến, dự tính dự báo chính xác thời điểm sâu non nở rộ và được sự quan tâm chỉ đạo từ tỉnh, huyện đến cơ sở; bên cạnh đó điều kiện thời tiết thuận lợi, nên trong đợt chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh tập trung từ ngày 08 - 14/8/2014 các địa phương đã tích cực triển khai, các hộ dân phòng trừ kịp thời và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ nông dân chưa phun thuốc phòng trừ, phun quá sớm, phun không đúng theo hướng dẫn kỹ thuật, phun xong gặp mưa nên mật độ sâu cuốn lá còn cao trên 20 con/m2, nếu không tiếp tục chỉ đạo phun diệt trừ sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa.
2. Công tác Thanh tra Chi cục:
- Ra kết luận thanh tra theo Quyết định thanh tra số 35/QĐ-BVTV-T.tra của Chi cục trưởng về việc thanh tra sử dụng thuốc BVTV của các tổ chức cá nhân trên địa bàn huyện Đoan Hùng, Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ.
- Lấy 06 mẫu thuốc BVTV tại huyện Đoan Hùng gửi kiểm định tại Trung tâm kiểm định và khảo nghiệm thuốc BVTV phía Bắc. Kết quả phân tích mẫu thuốc BVTV: Kết quả 05/06 mẫu đạt, 01 mẫu thuốc không phù hợp tiêu chuẩn chất lượng công bố (thuốc Dogent 50SC), xử phạt số tiền 15.500.000 đồng (Xử phạt Công ty Cổ phần Thương mại Thân Yến 5.000.000 đồng, xử phạt Công ty Cổ phần vật tư BVTV Hà Nội 10.5000.000 đồng).
- Cử 02 cán bộ tham gia đoàn thanh tra theo Quyết định số 312/QĐ-SNN ngày 30/6/2014 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ về việc thành lập đoàn thanh tra hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Kết quả: Đoàn thanh tra đã thanh tra 06 huyện được 18 cửa hàng, xử lý 03 trường hợp, phạt 6.000.000 đồng. Cụ thể: Huyện Cẩm Khê 01 trường hợp, phạt 1.500.000 đồng (Buôn bán không có chứng chỉ hành nghề), 01 trường hợp huyện Thanh Thủy phạt 3.000.000 đồng; 01 trường hợp huyện Đoan Hùng phạt 1.500.000 (Buôn bán thuốc hết hạn sử dụng).
- Thanh tra theo Quyết định số 60/QĐ-BVTV ngày 28/7/2014 của Chi cục trưởng Chi cục BVTV về việc thanh tra buôn bán thuốc BVTV đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đặc biệt kiểm tra các loại phân bón ghi công dụng thuốc BVTV theo Công văn số 1149/BVTV-Ttra ngày 11/7/2014 của Cục BVTV. Kết quả, phát hiện 27 loại phân bón ghi công dụng thuốc BVTV, 36 loại thuốc BVTV vi phạm, ghi nhãn sai so với đăng ký, xử phạt 20 tổ chức và cá nhân, sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc BVTV với số tiền 90.000.000 đồng nộp kho bạc.
- Thẩm định, cấp 07 chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV (Huyện Hạ Hòa 03 cơ sở, Thanh Sơn 03 cơ sở, Đoan Hùng 01 cơ sơ), cấp lại 02 chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV (Huyện Yên lập).
- Cấp 01 giấy phép tổ chức hội thảo thuốc bảo vệ thực vật cho Công ty Nicotex. Kết quả Công ty thực hiện đúng theo quy định
- Phối hợp với Trạm BVTV các huyện, thành, thị kiểm tra, đánh giá phân loại định kỳ cơ sở (Loại B kỳ trước) kinh doanh thuốc BVTV (Từ ngày 01/8 đến ngày 14/8) được 16 cơ sở, kết quả: Loại A: 06/16 cơ sở (Chiếm 37,5%), loại B: 05/16 cơ sở (Chiếm 31,25%), cơ sở đang tạm ngừng kinh doanh không xếp loại 05/16 (Chiếm 31,25%). Trong đó: Huyện Cẩm Khê 01 cơ sở xếp loại B, 02 cơ sở ngừng kinh doanh không xếp loại; Huyện Thanh Thủy, Việt Trì 01 cơ sở xếp loại A, 01 cơ sở xếp loại B; Huyện Phù Ninh 05 cơ sở xếp loại A, 03 cơ sở xếp loại B, 03 cơ sở ngừng kinh doanh không xếp loại. Tiếp tục đánh giá phân loại định kỳ 07 cơ sở (Loại B) kinh doanh thuốc BVTV từ ngày 18/7 đến ngày 30/8.
- Kiểm tra sử dụng thuốc BVTV: Có 10/13 trạm kiểm tra 304 hộ, vi phạm 58 hộ (Hỗn hợp nhiều loại thuốc, sai nồng độ, liều lượng; Thiếu bảo hộ lao động) chiếm 19%. Trong đó: TX Phú Thọ 22 hộ, vi phạm 05 hộ; Thanh Thủy 40 hộ, vi phạm 15 hộ; Đoan Hùng 30 hộ, vi phạm 02 hộ; Hạ Hòa 10 hộ, vi phạm 03 hộ; Phù Ninh 15 hộ, vi phạm 02 hộ; Cẩm Khê 40 hộ, vi phạm 10 hộ; Việt Trì 32 hộ, vi phạm 08 hộ; Tam Nông 50 hộ, vi phạm 03 hộ; Lâm Thao 34 hộ, vi phạm 08 hộ; Tân Sơn 31 hộ, vi phạm 02 hộ. Các trường hợp vi phạm trên đều xử lý nhắc nhở.
3. Công tác Kiểm dịch thực vật:
- Điều tra 4 kỳ sâu bệnh trên lúa sau nhập khẩu giai đoạn đứng cái, làm đòng - trỗ; 2 kỳ sâu bệnh trên ngô sau nhập khẩu giai đoạn trỗ cờ, phun râu - ngậm sữa tại Thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, Thanh Sơn, Cẩm Khê; Kiểm tra sinh vật hại kho đối với 12,7 tấn nông sản trong kho (7,5 tấn gạo các loại; 4,2 tấn TĂGS; 1,0 tấn đậu đỗ) của 04 cá nhân, đơn vị trên địa bàn Thành phố Việt Trì (1), huyện Phù Ninh (1), Thanh Sơn (1), Cẩm Khê (1).Qua điều tra và kiểm tra phát hiện sinh vật hại thông thường, chưa phát hiện đối tượng KDTV của Việt Nam.
- Viết báo cáo sinh vật hại cây trồng sau nhập khẩu tháng 8 gửi Trung tâm KDTV sau nhập khẩu I - Hà Nội theo quy định.
4. Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật:
Tiếp tục chỉ đạo chăm sóc, bón phân đón đòng, theo dõi và phòng trừ sâu bệnh các mô hình SRI vụ mùa tại các huyện Lâm Thao, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Yên Lập, Việt Trì, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Tân Sơn, Thanh Sơn.
5. Công tác tập huấn:
- Phối hợp tổ chức tập huấn được 22 buổi cho 1.316 người về kỹ thuật tổng hợp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh trong cao điểm.
- Viết và gửi đăng 02 bài (Kỹ thuật phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại lúa mùa; Dự báo tình hình sâu bệnh hại lúa mùa) gửi Trung tâm Khuyến nông đăng bản tin nông nghiệp.
- Phối hợp với Đài PTTH tỉnh thực hiện 01chuyên mục Khuyến nông "Nâng cao hiệu quả công tác phòng trừ sâu bệnh" và 03 phóng sự, trong đó 02 phóng sự về công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh, 01 phóng sự về kiểm tra xử phạt vi phạm nhãn thuốc BVTV.
6. Công tác khác:
- Tham gia ý kiến vào dự thảo Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 gửi Sở Nông nghiệp và PTNT. Góp ý dự thảo quy chuẩn Việt Nam về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây khoai tây gửi Cục Bảo vệ thực vật.
- Duy trì kiểm tra, đôn đốc việc cập nhật thông tin của các bộ phận, trạm trên trang Web, kết quả: Các phòng, bộ phận, các trạm đều cập nhật đầy đủ thông tin trên web.
(Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch theo biểu đính kèm).
II/ KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THÁNG 9/2014:
A/ Nhiệm vụ trọng tâm:
- Tiếp tục tăng cường tổ chức điều tra, DTDB và ra thông báo chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh cuối vụ; Lưu ý các đối tượng rầy, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá và sâu đục thân, bọ xít trên trà trung trỗ muộn. Điều tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thiệt hại sâu bệnh trên các giống, các trà để rút kinh nghiệm chỉ đạo các vụ sau.
- Thanh tra công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh gây hại tài nguyên thực với chính quyền cấp xã trong cao điểm sâu bệnh trên địa bàn huyện Cẩm Khê, Yên lập từ 25/8 đến 25/9/2014.
- Kiểm tra, đánh giá phân loại theo định kỳ tháng 9, tổng 57 cơ sở buôn bán thuốc BVTV (Loại B kỳ trước).
- Tiếp tục thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Pháp luật về KDTV đối với các cơ sở buôn bán thuốc BVTV, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh, phát hiện và xử lý vi phạm.
B/ Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:
1. Công tác điều tra phát hiện, DTDB và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh:
- Tiếp tục tăng cường tổ chức điều tra, DTDB và ra thông báo chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh cuối vụ; Lưu ý các đối tượng rầy, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá và sâu đục thân, bọ xít trên trà muộn. Điều tra đánh giá, tổng hợp báo cáo thiệt hại sâu bệnh cuối vụ trên các giống, các trà để rút kinh nghiệm chỉ đạo các vụ sau.
- Tổng hợp kết quả điều tra định kỳ 7 ngày/lần, ra thông báo chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trên lúa, chè, cây ăn quả, cây lâm nghiệp theo quy định.
- Duy trì 03 điểm điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trên lúa tại Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh. Tổng hợp số liệu bẫy đèn hàng ngày gửi Trung tâm BVTV phía Bắc và các Trạm BVTV tham khảo.
2. Công tác Thanh tra:
- Thanh tra công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh gây hại tài nguyên thực với chính quyền cấp xã trong cao điểm sâu bệnh trên địa bàn huyện Cẩm Khê, Yên lập từ 25/8 đến 25/9/2014.
- Kiểm tra, đánh giá phân loại theo định kỳ tháng 9, tổng 57 cơ sở (Loại B kỳ trước) buôn bán thuốc BVTV, cụ thể: Cẩm Khê 01 cơ sở; Thanh Thủy 03 cơ sở; Yên lập 05 cơ sở; Hạ Hòa 07 cơ sở; Thanh Ba 03 cơ sở; Đoan Hùng 19 cơ sở; Phù Ninh 04 cơ sở; Lâm Thao 14 cơ sở; Thanh Sơn 01 cơ sở; Đánh giá phân loại lần đầu đối với các cơ sở đang kinh doanh nhưng chưa được kiểm tra đánh giá.
- Tiếp tục thanh, kiểm tra buôn bán thuốc BVTV, phân bón ghi công dụng của thuốc BVTV, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.
3. Công tác Kiểm dịch thực vật:
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của Pháp luật về KDTV đối với các cơ sở kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh, phát hiện và xử lý vi phạm.
- Phối hợp các trạm BVTV huyện, thành, thị điều tra sinh vật hại lúa, ngô sau nhập khẩu và cây trồng nhập khẩu khác trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp các huyện điều tra sinh vật hại kho trên địa bàn tỉnh, giám định, ra thông báo theo quy định.
4. Công tác triển khai ứng dụng KHKT:
Chỉ đạo chăm sóc và theo dõi phòng trừ sâu bệnh các mô hình SRI vụ mùa tại các huyện Lâm Thao, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Yên Lập, Việt Trì, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Tân Sơn, Thanh Sơn. Đánh giá kết quả các mô hình trình diễn, lựa chọn địa điểm tổ chức 02 hội nghị đầu bờ (01 hội nghị cấp huyện; 01 hội nghị cấp tỉnh).
5. Công tác tập huấn, tuyên truyền:
Tiếp tục tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn cho cán bộ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân về công tác phòng trừ sâu bệnh cuối vụ./
.