Chủ Nhật, 22/12/2024
RẦY CHỔNG CÁNH
Gửi bài In bài

Đặc điểm hình thái

 

Trưởng thành dài từ 2,5- 3mm, cánh dài màu nâu đậm xen kẽ vệt trắng chạy từ đầu đến cuối cánh. Khi đậu, phần cuối cánh vếch cao hơn phần đầu, nên có tên gọi là rầy chổng cánh.   

 

Trứng rất nhỏ, màu vàng, hình bầu dục có đầu nhọn đính thẳng vào mặt lá.

 

Sâu non tuổi nhỏ hình bầu dục dẹt, màu xanh lục ngả vàng, mắt kép đỏ, tuổi lớn có màu xanh lục với 2 mầm cánh rất phát triển.

 

Đặc điểm sinh học

 

Rầy cái đẻ trứng thành từng cụm trên các đọt non khi chưa có lá. Sâu non lúc đầu sống tập trung, tiết ra các sợi mốc màu trắng, di chuyển chậm chạp. Cả âú trùng và trưởng thành đều chích hút nhựa cây, nhất là ở các đọt non hoặc cành non, làm cho các cành này bị ảnh hưởng. Rầy chổng cánh được coi là đối tượng đặc biệt quan trọng vì chúng là môi giới truyền bệnh vàng lá gân xanh (bệnh greening) cho các loại cam quýt.

Thời gian phát sinh gây hại

Giai đoạn sâu non của rầy chổng cánh có 5 tuổi. Vòng đời rầy tương đối ngắn từ 19,6- 30,3 ngày tuỳ theo điều kiện nhiệt độ và ẩm độ của các tháng trong năm. Ở điều kiện miền Bắc hàng năm có 9- 10 lứa. Các đợt phát sinh với mật độ quần thể cao trong năm trùng với các thời điểm ra lộc của cây như lộc xuân vào tháng 3, 4 và lộc thu  vào tháng 8, 9. Đồng thời cũng là thời gian rầy chổng cánh lan truyền bệnh vàng lá nguy hiểm nhất.

Biện pháp phòng trừ

 

Thường xuyên điều tra, theo dõi mật độ rầy chổng cánh trên vườn cam, nhất là giai đoạn lộc xuân và lộc thu là thời kỳ rầy có nhiều khả năng truyền bệnh vàng lá. Tiến hành phòng trừ rầy bằng thuốc hoá học, ngăn chặn khả năng truyền bệnh của rầy. Sử dụng một số loại thuốc như Trebon 0,15- 0,2%, Sherpa 0,1- 0,2%, Sherzol 0,1- 0,2%, phun 600- 800lít/ ha thuốc đã pha để trừ rầy vào thời kì cây phát lộc rộ. Đối với cây mới trồng thường xuyên có lá non, nên cần theo dõi thật kĩ trên vườn quả, tiến hành phòng trừ sớm nhằm hạn chế lây bệnh. 

Các tin khác

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn