Thứ Bảy, 21/12/2024
BỆNH ĐẠO ÔN
Gửi bài In bài

Triệu chứng

 

Bệnh thường hại các bộ phận trên lá, cổ bông, đốt thân.

- Trên lá : Đầu tiên là những vết dầu nhỏ màu xanh, dần dần bệnh phát triển thành hình thoi, rìa màu nâu đỏ, giữa bạc trắng. Các vết bệnh này có thể liên kết với nhau thành các mảng lớn hình thù không rõ rệt.

- Trên cổ bông :  Đoạn cổ giáp tai lá hoặc sát hạt thóc có những điểm màu nâu xám, vết bệnh to dần bao quanh cổ bông làm cổ bông bị héo, bông lúa bị bạc trắng hoặc lép lửng. Trường hợp bị muộn hoặc nhẹ, cổ bông không bị bệnh nhưng từng gié lúa có thể bị bệnh.

- Trên đốt thân : Các đốt thân ở gần gốc bị bệnh mục ra làm cho cây bị đổ.

 




 

 

Đặc điểm lây lan và phát triển

Bào tử nấm hình quả lê không màu hoặc xanh nhạt có 2 vách ngăn. Bào tử thường phát sinh vào ban đêm. Điều kiện ẩm độ cao số bào tử mọc ra rất nhiều. Bào tử phát tán nhờ gió, nhờ nước, nhờ sương, bào tử nảy mầm và chui vào mô ký chủ, sau đó 4 - 5 ngày lại thấy xuất hiện vết bệnh mới. Ở nước ta bệnh hại cả 3 vụ nhưng nặng nhất là vụ đông xuân. Thời tiết ấm, trời âm u, mưa ẩm bệnh phát triển rất mạnh.

 

 

 Biện pháp phòng trừ

- Biện pháp canh tác : Dùng giống kháng bệnh, bón cân đối NPK, không bón đạm quá muộn, khi đã bị nhiễm bệnh tuyệt đối không bón thêm phân và phun thuốc kích thích sinh trưởng, giữ ruộng đủ nước.

- Biện pháp thủ công: Vơ bỏ lá bệnh đem đốt.

- Biện pháp hoá học : Sử dụng thuốc Beam 75WP, New Hynosan 30EC, Fuzi-one 40EC,  Kasai 21,2 WP.

* Chú ý : Trừ đạo ôn, phải phun thuốc ngay khi vết bệnh mới xuất hiện, nếu bệnh nặng có thể phun 2 lần cách nhau 7 - 10 ngày.


 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn