Thứ Tư, 9/10/2024
BỌ XÍT DÀI
Gửi bài In bài

Đặc điểm hình thái

 

Trưởng thành: màu xanh hơi pha vàng nâu, thon dài khoảng 15 mm. Con cái ở cuối đốt bụng thứ 7 - 8 chẻ đôi thành 2 phiến, giữa có 1 đường xẻ dọc. Con đực cuối đốt bụng tròn to.

 

Trứng:

được đẻ thành 1 - 2 hàng từ 10 - 15 quả, trứng hình tròn có vết lõm ở giữa, mới đẻ màu trắng đục sau nâu dần.

 

Bọ xít non:

có 5 tuổi.

 

  

Đặc điểm sinh học và quy luật phát triển

Bọ xít có xu tính yếu đối với ánh sáng, ưa mùi hôi tanh. Trưởng thành hoạt động mạnh vào buổi sáng, lúc trời râm mát. Trứng đẻ trên 2 mặt lá lúa, bẹ lúa. Bọ xít non sau khi nở 2 - 3 tiếng đồng hồ thì phân tán để hút bông lúa. Cả bọ xít trưởng thành và non đều gây hại và có thể làm cho bông lúa bị lép trắng. Các giai đoạn phát dục:

       Thời gian trứng : 6 - 7 ngày.

       Bọ xít non : 17 - 20 ngày.

       Trưởng thành : 6 - 14 ngày.

Bọ xít hại lúa nặng ở giai đoạn từ trỗ bông, ngậm sữa đến chín.

Biện pháp phòng trừ

- Dùng vợt bắt bọ xít, đốt lửa bẫy bọ xít vào ban đêm.

- Đối với bọ xít qua đông, qua hè trú ngụ trong các lùm cây, tiêu diệt bằng các biện pháp thủ công, cơ giới hoặc đốt lửa.

- Biện pháp hoá học : Dùng thuốc Trebon 10 EC, Dipterex 90%, Selecron 500 ND.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn