Rầy trưởng thành được 4 -5 ngày thì đẻ trứng trong bẹ lá, gân lá. Mỗi con cái có thể đẻ 400 - 600 trứng. Trứng đẻ theo ổ, mỗi ổ có 1 - 2 hàng trứng xếp liền nhau. Rầy non ít di động thường tập trung ở dưới gốc lúa. Rầy trích hút nhựa lúa, nếu mật độ cao thì cây lúa bị vàng, khô gây ra "cháy rầy". Rầy nâu thường gây hại nặng ở thời kỳ đòng - chín. Trường hợp gặp điều kiện không thuận lợi, hặc mật độ rầy cao thì xuất hiện loại hình có cánh dài để di chuyển sang ruộng khác. Các giai đoạn phát dục:
Thời gian trứng : 6 - 7 ngày.
Rầy non : 12 - 13 ngày.
Rầy trưởng thành : Sống 10 - 12 ngày.
|
- Sử dụng giống chống rầy.
- Biện pháp thủ công: đối với ruộng nhiều nước, dùng dầu ma-dút rải đều trên mặt nước (không để dầu bám lên lá lúa), liều lượng 0,5 lít/sào, rung cây cho rầy rơi xuống nước, rầy bị dầu bám dính bít lỗ thở và chết. Có thể thả vịt con vào ruộng, để vịt ăn rầy.
- Biện pháp hoá học : Dùng các loại thuốc: Admire 50EC, Applaud 10WP, Applaud-Mip, Applaud-Bas, Mipcin, Regent 800 WG, Trebon 10 EC,...
|