-
Hiện nay, trà lúa Mùa sớm đang trong giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái, trà Mùa trung đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ - cuối đẻ, qua điều tra tình hình SVGH ngày 22 - 23/7/2024, Chi cục Trồng trọt và BVTV thông báo tình hình SVGH, dự báo trong thời gian tới
-
Sâu cuốn lá nhỏ:
* Hiện tại:
- Trà lúa mùa sớm (lúa đang trong giai đoạn cuối đẻ nhánh), trà lúa mùa trung (lúa đang giai đoạn đẻ nhánh - đẻ rộ): Mật độ sâu non phổ biến 3,2 - 16 con/m2, cao 20 - 32 con/m2, cục bộ 48 con/m2, phát dục chủ yếu tuổi 3,4,5 (Một số xã có mật độ cao như: Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Phùng Nguyên huyện Lâm Thao; Bình Phú, Tiên Du, Trị Quận huyện Phù Ninh. Tổng diện tích nhiễm 670 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ.
* Dự báo:
- Trên trà lúa mùa sớm: Trưởng thành sẽ ra rộ từ 26/7 - 30/7, di chuyển và đẻ trứng. Sâu non nở rộ từ 01/8 trở đi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu không phòng trừ kịp thời, ảnh hưởng đến năng suất về cuối vụ. Dự kiến diện tích cần phòng trừ trên 2.200ha, thời gian phòng trừ tốt nhất từ ngày 01/8 - 05/8/2024.
- Trên trà lúa mùa trung: Trưởng thành ra rộ từ 30/7 đến 05/8, di chuyển và đẻ trứng trên trên trà mùa trung và những diện tích cấy muộn. Sâu non nở rộ từ ngày 06/8 trở đi, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu không phòng trừ kịp thời. Dự kiến diện tích cần phòng trừ trên 3.500ha, thời gian phòng trừ tốt nhất từ ngày 06/8 - 12/8/2024, một số huyện có diện tích gieo cấy sau có thể phun muộn hơn, nhưng không quá ngày 15/8/2024.
-
-
Vụ mùa năm 2024, toàn huyện Lâm Thao gieo cấy khoảng 2.100 ha lúa, trong đó trà mùa sớm chiếm 45% diện tích, trà mùa trung chiếm 55%. Sản xuất vụ mùa thường khó khăn, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như: Mưa lớn, nắng nóng diễn biến bất thường…), đặc biệt các đối tượng sâu, bệnh hại phát sinh và gây hại mạnh.
-
-
Chuột là đối tượng gây hại rất nghiêm trọng trong nền xản suất nông nghiệp. Chúng có thể ăn tất cả các bộ phận của cây như: Mầm, thân, lá, củ, hoa quả, hạt, rễ …. Không những gây hại cây trồng ngoài đồng ruộng, cắn phá các mặt hàng trong kho, vật liệu tiêu dùng, đồ dùng trong gia đình mà còn đào hang phá hủy các công trình giao thông, thủy lợi và còn là môi giới truyền một số bệnh nguy hiểm cho con người và gia súc; cắn phá đường dây điện trong nhà, xưởng, kho tàng gây nên chập điện và gây cháy nhà, xưởng, công ty, ... thiệt hại rất lớn đến kinh tế.
-
Vụ xuân năm 2024, toàn tỉnh Phú Thọ gieo cấy 35, 4 nghìn ha, năng suất ước đạt 61,9 tạ/ha, sản lượng ước đạt 219,1 nghìn tấn (cao hơn năm 2023 là 1,2 nghìn tấn), đây là vụ tiếp tục được mùa trong 4 năm liên tiếp góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Có được kết quả trên do có sự chỉ đạo sát sao của Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của ngành phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành, thị thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất, hướng dẫn bà con nông dân tuân thủ quy trình kỹ thuật chăm sóc thích ứng biến đổi khí hậu, ứng dụng TBKT mới, cơ giới hóa vào sản xuất…nâng cao chất lượng công tác dự tính, dự báo, chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại trên cây lúa, ngô, rau, chè, bưởi, chuối…. đã giảm chi phí đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động), hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế cho nông dân.
-
Trong những năm gần đây, nhiều diện tích lúa và cây màu bị chuột thường xuyên gây hại, bà con nông dân cũng đã áp dụng rất nhiều biện pháp diệt chuột như bẫy, đào bắt thủ công, dùng thiên địch (nuôi mèo),…diệt chuột bằng thuốc sinh học và thuốc hóa học, song hiệu quả mang lại chưa cao, do khâu tổ chức triển khai đánh chuột chưa đồng loạt, chưa tập trung, chưa đúng thời điểm nên không giảm được mật độ quần thể chuột gây hại, gây ảnh hưởng rất cao đối với sản xuất, làm giảm đáng kể năng suất nhất là cây lúa cuối vụ.
-
Hiện nay, trà Xuân sớm và trà muộn 1 đã vào thu hoạch, trà muộn 2 đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp, một số ít diện tích đang trong giai đoạn phơi màu, thời tiết thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển.
-
Rầy các loại:
* Hiện tại: Rầy đã xuất hiện gây hại rải rác tại các huyện, thành, thị. Mật độ rầy phổ biến 48 - 94 con/m2, cao 100 - 960 con/m2, cục bộ 1.000 - 3.800 con/m2 (Yên Lập, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Ba, Lâm Thao, Tân Sơn, Tam Nông, TP.Việt Trì, Thanh Thủy), cá biệt 4.200 - 6.800 con/m2 (Yên Lập); phát dục chủ yếu: Tuổi 3, 4, 5. Mật độ ổ trứng phổ biến 5,6 - 16 ổ/m2, cao 24 - 80 ổ/m2, cục bộ 120 - 400 ổ/m2 (Lâm Thao). Diện tích nhiễm 1.970,35 ha (Nhiễm nhẹ 1.290,58 ha, trung bình 644 ha, nặng 35,77 ha (Yên Lập, Hạ Hòa, Thanh Ba), đã xuất hiện cháy ổ, chòm nhỏ tại xã Vĩnh Lại huyện Lâm Thao; Thị trấn Hạ Hòa huyện Hạ Hòa; xã Hanh Cù, Yển Khê huyện Thanh Ba trên diện tích nông dân không thực hiện phòng trừ, phòng trừ không đúng kỹ thuật hoặc muộn hơn so với hướng dẫn). Diện tích đã phòng trừ 773,48 ha; trong đó lần 2 là 48,8 ha (Hạ Hòa, Lâm Thao).