Thực hiện Công văn số 1884/BVTV-TV ngày 9/12/2009 của Cục Bảo vệ thực vật và sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc chủ động phòng chống bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen lây lan gây hại trên lúa đông xuân, Chi cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành tổng điều tra nguồn bệnh gây hại trên ngô đông trên toàn tỉnh với kết quả cụ thể như sau:
1. Tình hình chung về bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen:
Bệnh xuất hiện lần đầu tiên tại các tỉnh phía Bắc trong vụ mùa năm 2009 với diễn biến phức tạp và lây lan rất nhanh. Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, diện tích lúa mùa nhiễm bệnh trong toàn vùng là 42.385 ha, trong đó có 33.182 ha bị nhiễm nặng, nhiều diện tích phải tiêu hủy, các tỉnh bị hại nặng là Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, ... Bệnh lây truyền sang gây hại trên ngô đông tại 19 tỉnh, diện tích ngô nhiễm bệnh là 1.231 ha.
Triệu chứng gây hại: Bệnh do vi rút gây hại làm cho cây lúa lùn, mọc nhiều chồi, lá xoè ngang, nhiều lá bị biến dạng, xoăn phần chóp lá làm lúa không trỗ được hoặc bị nghẹn đòng, hạt lửng lép, gây hại lớn đến năng suất. Trên ngô triệu chứng bệnh cũng tương tự và làm ngô trỗ cờ không thoát, không ra bắp.
Bệnh lây truyền qua môi giới truyền bệnh là Rầy các loại (Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ) chích hút cây lúa bị bệnh từ ruộng này truyền sang ruộng khác. Thời gian truyền bệnh khi cây lúa càng non sẽ gây tác hại càng lớn.
Bệnh còn lây truyền sang trên ngô với tác hại tương tự và nguy hiểm hơn là chúng liên tục lưu truyền nguồn bệnh trên đồng ruộng.
Đây là bệnh rất nguy hiểm do môi giới truyền bệnh là Rầy các loại luôn sẵn có trên đồng ruộng lại có khả năng di chuyển rất xa; Nguồn bệnh luôn tồn tại trên đồng ruộng do lưu truyền từ lúa sang ngô; Hiện tại bệnh chưa có thuốc đặc hiệu để phòng trừ. Mặt khác, khi ruộng bị bệnh ngoài thiệt hại năng suất còn rất tốn kém kinh phí tiêu hủy để tiêu diệt nguồn bệnh.
Biện pháp phòng chống bệnh hữu hiệu hiện nay là phòng trừ môi giới truyền bệnh Rầy các loại và tiêu huỷ triệt để nguồn bệnh tồn tại trên lúa, gốc rạ, lúa chét hoặc ngô.
(Ảnh mô tả chi tiết triệu chứng và các vấn đề liên quan đến bệnh được Chi cục đăng tải trên trang Web của Chi cục: http://www.bvtvphutho.vn).
2. Kết quả tổng điều tra nguồn bệnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:
a, Trên cây lúa: Ngay sau khi Cục Bảo vệ thực vật thông báo bệnh lần đầu tiên xuất hiện ở miền Bắc, Chi cục đã tiến hành tổng điều tra nguồn bệnh hại trên lúa, vào thời điểm đó lúa mùa muộn đã vào chín nên chưa phát hiện thấy bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen gây hại.
b, Trên cây ngô đông:
Để chủ động phòng chống dịch bệnh, Chi cục đã liên tục tiến hành điều tra, phát hiện bệnh trên ngô đông: Tổng diện tích ngô đông là 11.275,5 ha gồm các giống NK4300, NK66, LVN10, LVN4, C919, ... hiện tại cây ngô đang trong giai đoạn chín sáp, một số diện tích sớm đang thu hoạch.
Ngay sau khi phát hiện một số diện tích ngô tại xã Tiên Du (huyện Phù Ninh) và xã Sóc Đăng (huyện Đoan Hùng) có biểu hiện sinh trưởng bất thường, Chi cục đã lấy mẫu gửi Viện Bảo vệ thực vật đề nghị giám định. Kết quả giám định dương tính với virus lùn sọc đen, như vậy trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nguồn bệnh.
Chi cục đã tiến hành tổng điều tra ngô trên địa bàn toàn tỉnh, kết quả đã phát hiện trên địa bàn 35 xã thuộc 9 huyện của tỉnh đã xuất hiện cây ngô có triệu chứng bệnh tương tự như trên với tỷ lệ thấp: Trung bình 0,05 - 0,1%, cao 1,2%, cá biệt 10 - 12% (Tại xã Lương Sơn, Minh Hòa và Thị trấn Yên Lập huyện Yên Lập) Tổng diện tích ngô có xuất hiện cây có triệu chứng nhiễm bệnh đến 31/12/2009 là 998,4 ha (Phụ biểu chi tiết kèm theo).
3. Đề nghị biện pháp chỉ đạo phòng trừ:
Để chủ động ngăn chặn bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen lây lan gây hại lúa chiêm xuân trong thời gian tới, Chi cục BVTV Phú Thọ đề nghị:
a, UBND các huyện, thành, thị:
Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, các xã phường, thị trấn huy động cán bộ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân:
Tăng cường kiểm tra phát hiện nguồn bệnh trên ngô, nhổ và tiêu hủy triệt để những cây ngô có triệu chứng nhiễm bệnh. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho nhân dân thấy rõ nguy cơ và tác hại của bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen để chủ động phòng trừ và tiêu hủy nguồn bệnh.
Tại các vùng ngô bị nhiễm bệnh, thời vụ gieo cấy lúa phải cách sau thời gian thu ngô 15 ngày để hạn chế rầy di trú từ ngô sang lúa. Thực hiện gieo mạ có che phủ nilon nhằm chống rét và che chắn rầy, nơi gieo mạ phải cách xa nơi có diện tích ngô bị nhiễm bệnh.
Áp dụng các biện pháp canh tác theo mô hình canh tác lúa cải tiến SRI. Tăng cường điều tra, giám sát đối tượng Rầy trên đồng ruộng, chủ động phòng trừ sớm ngay khi thấy rầy xuất hiện trên đồng ruộng bằng các thuốc đặc hiệu.
b, Các trạm BVTV huyện, thành, thị:
Tiếp tục mở rộng điều tra diện tích ngô đông còn lại, phối hợp các xã, phường, thị trấn hướng dẫn, giám sát nông dân nhổ và tiêu hủy triệt để các cây ngô bị bệnh.
Tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân cách nhận biết triệu chứng bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen trên ngô, trên lúa và các biện pháp phòng chống.
Hoàn thiện sớm 4 điểm bẫy đèn đã được hỗ trợ cuối năm 2009, tiến hành đốt đèn sớm kết hợp tăng cường điều tra theo dõi các đợt rầy di trú trên đồng ruộng để chỉ đạo phòng trừ.
4. Đề nghị:
Để chủ động phòng chống dịch vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen hiệu quả, bảo vệ sản xuất lúa vụ chiêm xuân, Chi cục BVTV kính đề nghị với UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính:
Chỉ đạo UBND các huyện, thành, thị tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sớm, hiệu quả nguồn bệnh có khả năng lây lan gây hại trong vụ chiêm xuân tới.
Cấp bổ sung ngân sách cho Chi cục BVTV để xây dựng thêm hệ thống bẫy đèn tại tất cả các huyện, thành thị nhằm theo dõi chặt chẽ các đợt rầy di trú; Kinh phí phân tích giám định mẫu nhằm sớm phát hiện nguồn bệnh trên đồng ruộng; Đồng thời bổ sung thêm biên chế cho Chi cục vì với lực lượng hiện nay mỗi Trạm BVTV huyện chỉ có 2 người sẽ không thể đảm đương được nhiệm vụ khi có dịch bệnh sảy ra.
CHI CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)
Lê Toàn
Phụ biểu:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGÔ ĐÔNG NHIỄM LÙN SỌC ĐEN TỈNH PHÚ THỌ
(Điều tra từ ngày 15 - 31 / 12 / 2009)
(Kèm theo Thông báo số: 04 /TB-BVTV ngày 04 tháng 01 năm 2010 của Chi cục BVTV Phú Thọ)
STT
|
Huyện
|
Tỷ lệ (%)
|
Diện tích (ha)
|
Các xã đã phát hiện
|
Trung bình
|
Cao
|
1
|
Việt Trì
|
0,06
|
|
40
|
Thụy Vân, Thanh Đình.
|
2
|
Phù Ninh
|
0,1 - 0,3
|
1,2
|
92,7
|
Trung Giáp, Hạ Giáp, Gia Thanh, Tiên Du, An Đạo, Bình Bộ, Tử Đà, Vĩnh Phú
|
3
|
Lâm Thao
|
Chưa phát hiện
|
4
|
Thanh Thuỷ
|
0,075
|
0,1
|
564
|
Xuân Lộc, La Phù, Bảo Yên, Đoan Hạ
|
5
|
Phú Thọ
|
Chưa phát hiện
|
6
|
Cẩm Khê
|
Chưa phát hiện
|
7
|
Đoan Hùng
|
0,2-0,5
|
|
11,5
|
Sóc Đăng, Yên Kiện, Hùng Quan
|
8
|
Hạ Hoà
|
-
|
|
0,1
|
Thị trấn Hạ Hoà, Vĩnh Chân
|
9
|
Tam Nông
|
0,054
|
|
40
|
Cổ Tiết, Tứ Mỹ
|
10
|
Tân Sơn
|
Chưa phát hiện
|
11
|
Thanh Sơn
|
0,05
|
0,38
|
229
|
Tất Thắng, Võ Miếu, Tân Lập, Hương Cần, Thạch Khoán, Giáp Lai, Cự Thắng, Cự Đồng
|
12
|
Yên Lập
|
2
|
10 - 12
|
16,1
|
Thị trấn Yên Lập, Lương Sơn, Minh Hòa, Phúc Khánh
|
13
|
Thanh Ba
|
-
|
|
5
|
Đồng Xuân
|
Tổng
|
|
|
998,4
|
|