Thứ Hai, 6/1/2025
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 9DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 10/2011
Gửi bài In bài
Nhân dân đang thu hoạch lúa mùa 2011

 

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 9/2011:

1. Trên lúa:

- Bệnh khô vằn: Gây hại trên diện rộng trên trà 2, lúa mùa muộn tại hầu hết các huyện, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 12.331,3 ha, trong đó nhẹ 7.178,5 ha, trung bình 3.971,6 ha, nặng 1.181,2 ha. Diện tích phòng trừ 9.625,3 ha, trong đó phun 1 lần 9.420,9 ha, phun 2 lần 204,4 ha.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại diện rộng trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 8.770,8 ha, trong đó nhẹ 6.112 ha, trung bình 2.385,9 ha, nặng 272,9 ha. Diện tích phòng trừ 2.528,5 ha.

- Rầy các loại: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại huyện Yên Lập. Diện tích nhiễm 2.292,1 ha, trong đó nhẹ 1.742,5 ha, trung bình 437,2 ha, nặng 112,4 ha. Diện tích phòng trừ 647,6 ha.

- Sâu đục thân 2 chấm: Gây hại trên trà lúa giai đoạn làm đòng - trỗ bông, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại huyện Phù Ninh, Việt Trì. Diện tích nhiễm 789,9 ha, trong đó nhẹ 582,8 ha, trung bình 89,7 ha, nặng 117,4 ha. Diện tích phòng trừ 720 ha.

- Bọ xít dài: Gây hại trên trà lúa trỗ - ngậm sữa, chắc xanh, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 1.531,1 ha, trong đó nhẹ 1.283,3 ha, trung bình 210 ha, nặng 37,8 ha. Diện tích phòng trừ 1.103,9 ha.

- Bệnh bạc lá: Gây hại trà lúa giai đoạn trỗ - chắc xanh, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại huyện Lâm Thao, Cẩm Khê. Diện tích nhiễm 385,8 ha, trong đó nhẹ 244,7 ha, trung bình 114,2 ha, nặng 26,7 ha. Diện tích phòng trừ 212,9 ha, trong đó phun 1 lần là 147,2; phun 2 lần 65,7 ha.

- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Gây hại các trà lúa giai đoạn làm đòng - chắc xanh, mức độ nhẹ đến trung bình, cục bộ nặng tại huyện Lâm Thao. Diện tích nhiễm 188,5 ha, trong đó: Nhẹ 81,7 ha, trung bình 53,4 ha, nặng 53,4 ha. Diện tích phòng trừ 106 ha, trong đó phun 1 lần là 53,4; phun 2 lần 52,6 ha.

- Các đối tượng: Chuột, bệnh sinh lý, bệnh thối thân gây hại nhẹ đến trung bình trên diện hẹp. Bệnh lùn sọc đen hại cục bộ tại Lâm Thao, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập.

2. Trên ngô: Bệnh khô vằn, sâu đục thân, đục bắp, sâu ăn lá, rệp cờ gây hại nhẹ trên ngô hè thu giai đoạn chín sữa - chín sáp, thu thoạch.

3. Trên rau: Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang hại nhẹ trên rau cải, cải bắp, su hào.

4. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bệnh đốm nâu, đốm xám hại nhẹ đến trung bình. Bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh thối búp chè gây hại nhẹ. Cụ thể:

- Nhiễm rầy xanh 1.642 ha, trong đó nhẹ 1.269 ha, trung bình 373 ha. Diện tích phòng trừ 894,6 ha.

- Nhiễm bọ cánh tơ 2.672,2 ha, trong đó nhẹ 1.965,3 ha, trung bình 706,9 ha. Diện tích phòng trừ 1.906 ha.

- Nhiễm bọ xít muỗi 1.926,2 ha, trong đó nhẹ 1.562,7 ha, trung bình 363,5 ha. Diện tích phòng trừ 1.362,1 ha.

- Nhiễm bệnh đốm nâu 763 ha, trong đó nhẹ 714,6 ha, trung bình 48,4 ha. Diện tích phòng trừ 79,3 ha.

- Nhiễm bệnh đốm xám 416,9 ha, trong đó nhẹ 414,1 ha, trung bình 2,8 ha.

5. Trên cây ăn quả: Sâu vẽ bùa, bệnh loét, bệnh sẹo, bệnh chảy gôm, rệp muội hại nhẹ trên cây bưởi tại Đoan Hùng.

6. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 10/2011:

1. Trên lúa mùa muộn:

- Sâu đục thân 2 chấm: Bướm lứa 5 tiếp tục di chuyển đẻ trứng trên trà lúa mùa muộn. Sâu non có thể gây bông bạc trên những diện tích lúa trỗ đầu tháng 10, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các huyện có diện tích lúa muộn cần chú ý: Đoan Hùng, ...

- Ngoài ra: Bệnh khô vằn, bọ xít dài, rầy các loại, chuột, bệnh đen lép hạt gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

2. Trên ngô đông:

- Chuột, sâu xám: Gây hại trên ngô giai đoạn gieo - 4 lá, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng.

- Bệnh sinh lý: Xuất hiện trên ngô mới trồng, trên chân ruộng vàn thấp, ruộng trũng nước, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

- Ngoài ra: Châu chấu, sâu đục thân, sâu ăn lá, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá gây hại nhẹ.

3. Trên rau:

- Sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy, bệnh thối nhũn: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên rau cải, bắp cải, su hào.

- Ngoài ra: Rệp muội phát sinh và gây hại trong điều kiện thời tiết khô hanh.

4. Trên chè: Các đối tư­ợng rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, bệnh đốm xám gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

5. Cây ăn quả: Sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh hại lộc hè thu, sâu đục thân cành, nhện đỏ, bệnh chảy gôm, rệp sáp, bệnh loét hại cục bộ trên cây bưởi.

6. Cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, mối gốc hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên cây keo, bạch đàn.

III/  BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :

1. Trên lúa mùa muộn:

- Sâu đục thân 2 chấm: Trên những diện tích lúa muộn trỗ đầu tháng 10, khi lúa thấp thoi trỗ phải phun phòng trừ bằng các loại thuốc: Finico 800WG, Regent 800WG, Prevathon 5SC, Chief 520WP,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Ngoài ra chú ý phòng trừ các đối tượng: Rầy các loại, bệnh khô vằn, bọ xít dài, chuột, bệnh đen lép hạt, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn... bằng các loại thuốc đặc hiệu khi đến ngưỡng phòng trừ.

2. Trên ngô đông:

- Sâu xám: Áp dụng biện pháp thủ công bắt sâu vào buổi sáng sớm khi sâu chưa chui xuống đất. Khi ruộng có tỷ lệ 10% cây bị hại, sử dụng các loại thuốc lưu dẫn nội hấp như Regent 800WG, Finico 800 WG, … kết hợp với thuốc tiếp xúc như: Pertox 5 EC, Bestox 5 EC, … phun vào buổi chiều tối; hoặc sử dụng thuốc Padan 4G, Regent 0.3G,... rắc xung quanh gốc ngô theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh sinh lý: Khi ruộng chớm bị bệnh sinh lý, dùng lân ngâm với nước giải 3 - 4 ngày sau đó pha loãng tưới cho cây. Khi ruộng có trên 20% cây bị bệnh, sử dụng phân bón lá Pomior, Komix, Antonik, Đầu trâu, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

3. Trên rau: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh v­ượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

4. Trên cây chè: Phun phòng trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho chè.

5. Cây ăn quả: Thường xuyên theo dõi sâu bệnh, phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.

6. Cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn, bồ đề và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh kịp thời bằng các thuốc đặc hiệu.

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn