Thứ Tư, 1/1/2025
Thông báo khẩn tình hình sâu bệnh kỳ 05/9, dự báo 10 ngày tới và biện pháp phòng trừ
Gửi bài In bài

1. Sâu cuốn lá nhỏ (Tập trung trên trà chưa trỗ):

* Hiện tại: Tính đến ngày 04/9/2012, tổng diện tích phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ là 5.905,7 ha, đạt 81% diện tích cần phòng trừ. Trên những ruộng chưa phun hoặc phun xong gặp mưa, mật độ sâu non trung bình 24 - 35 con/m2, cao 56 - 70 con/m2, cục bộ 120 - 173 con/m2 (Đoan Hùng, Thanh Ba, Thanh Sơn). Phát dục chủ yếu tuổi 2, 3.

* Dự báo: Sâu non tiếp tục gây hại mạnh trong những ngày tới do sâu vào tuổi phá hại mạnh, có thể gây trắng lá nếu không được phòng trừ. Dự kiến diện tích cần phòng trừ khoảng 1.500 ha, trong đó có khoảng 520 ha phun lại lần 2. Các huyện cần chú ý: Thanh Sơn, Đoan Hùng, Thanh Ba,...

* Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra lại toàn bộ diện tích lúa chưa trỗ, đặc biệt chú ý những ruộng chưa phun hoặc phun xong gặp mưa, khi mật độ sâu còn trên 20 con/m2 (2 khóm có 1 con) phải tiến hành phun ngay bằng các thuốc đặc hiệu như: Tasodant 600EC, Victory 585EC hoặc Dylan 10WG, Rigell 800WG, Patox 95SP, ... hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc như: Silsau 4.5EC, Pertox 5EC, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì.  

Thời gian phun thuốc kéo dài đến 10/9/2012, càng sớm càng tốt.

2. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn (Tập trung trên trà đã trỗ):

* Hiện tại: Bệnh tiếp tục gây hại ở hầu hết các huyện; Tỷ lệ hại trung bình 11 - 19%, cao 30 - 38,7%, cục bộ ổ nhỏ 60 - 80% (Tam Nông, Thanh Thuỷ, Lâm Thao); Cấp bệnh chủ yếu cấp 3, 5.

* Dự báo: Bệnh tiếp tục phát triển, lây lan nhanh do điều kiện thời tiết nắng nóng, có mưa bão và lúa giai đoạn ngậm sữa - chắc xanh rất mẫn cảm với bệnh; Đặc biệt chú ý trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, bệnh có thể gây trắng khô toàn bộ lá. Dự kiến diện tích cần phòng trừ khoảng 400 ha. Các huyện cần lưu ý: Thanh Thuỷ, Thanh Ba, Hạ Hoà, Lâm Thao, Đoan Hùng, ...

* Biện pháp kỹ thuật phòng trừ: Khi ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng một trong các loại thuốc: Starwiner 20WP; Kozuma 3SL, 8SL, 5WP; Xanthomix 20WP; Sansai 20WP; Sasa 20WP, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì.

3. Rầy các loại:

 * Hiện tại: Rầy cám đang nở rộ với mật độ phổ biến từ 200 - 500 con/m2, cao 800 - 1.350 con/m2, cục bộ ổ nhỏ 1.700 - 2.100 con/m2 (Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Ba); Phát dục chủ yếu tuổi 1, 2.

* Dự báo: Rầy các loại tiếp tục tăng nhanh mật độ do trứng tiếp tục nở. Rầy non sẽ gây hại trên các trà lúa giai đoạn trỗ - chắc xanh; Mức độ gây hại trung bình, cục bộ gây cháy ổ nếu không phòng trừ kịp thời. Dự kiến diện tích cần phòng trừ khoảng 1.000 ha; Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Ba, Lâm Thao, Đoan Hùng, ...           

* Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:  Khi ruộng có mật độ trên 1.500 con/m2 (30-40 con/khóm), sử dụng 01 trong các loại thuốc tiếp xúc như: Victory 585EC, Tasodant 600 EC, Superista 25EC,  Bassa 50 EC, Jetan 50 EC, ... hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc: Penalty 40 WP, Sectox 10 WP, Actara 25 WP, Midan 10 WP, ... pha theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì; Rẽ băng lúa rộng 0,8 - 1,2 m và phun kỹ vào gốc lúa.

             - Thời điểm phòng trừ tốt nhất từ ngày 06 - 12/9/2012.

4. Sâu đục thân (Tập trung trên trà chưa trỗ):

* Hiện tại: Đục thân gây bông bạc trên trà sớm đang phát dục tuổi 5 và nhộng với mật độ khá cao; Bướm đục thân bắt đầu ra rải rác và di chuyển tới các ruộng chưa trỗ để đẻ trứng.

* Dự báo: Bướm đục thân ra rộ trong vài ngày tới và di chuyển tập trung đẻ trứng trên trà chưa trỗ; Sâu non sẽ nở và gây bông bạc trên các ruộng trỗ sau ngày 10/9 với tỷ lệ rất cao, nhiều ruộng tỷ lệ bông bạc có thể tới 40 - 60% nếu không được phòng trừ kịp thời.

* Biện pháp phòng trừ:

- Xác định ruộng cần phun:

+ Trên những ruộng trỗ sau 10/9 nằm xen hoặc liền vùng với các ruộng đã trỗ và có tỷ lệ bông bạc thì phải phun phòng trừ sâu đục thân.

+ Trên trà muộn, khi ruộng có mật độ ổ trứng trên 0,3 ổ/m2 thì phải phun phòng trừ sâu đục thân.

- Thời gian phun: Để tránh bạc bông, phun trước khi lúa trỗ 5 - 7 ngày; Khi mật độ cao, phải phun kép 2 lần và lần sau cách lần trước 4 - 5 ngày.

- Thuốc phun: Sử dụng các thuốc đặc hiệu như: Tasodant 600EC, Victory 585EC hoặc Dylan 10WG, Rigell 800WG, Patox 95SP, ... hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc như: Silsau 4.5EC, Pertox 5EC, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì.

5. Ngoài ra: Bệnh khô vằn đang lây lan, phát triển; Cần chú ý phòng trừ trên ruộng có tỷ lệ bệnh hại trên 20% bằng các thuốc đặc hiệu.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn