Chủ Nhật, 24/11/2024
Thông báo tình hình sâu bệnh kỳ 03/9 Dự báo 5 ngày tới và biện pháp phòng trừ
Gửi bài In bài

* Dự báo: Rầy cám tiếp tục nở, gia tăng mật độ và gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, cháy ổ; Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Hạ Hoà, Cẩm Khê, Thanh Ba, Việt Trì, Đoan Hùng, Tam Nông, ...

* Biện pháp phòng trừ: Chỉ phun thuốc trên ruộng có mật độ trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm), sử dụng một trong các loại thuốc như: Victory 585EC, F16 - 600EC, Fidur 220EC, Superista 25EC, Bassa 50EC, ... hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc: Midan 10WP, Penalty 40WP, Sectox 10WP, Actara 25WP, ... pha theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì, rẽ hàng phun kỹ vào gốc lúa.

2. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng; Tỷ lệ dảnh hại phổ biến 4,6 - 9,8%, cao 25 - 40%, cục bộ ổ 51 - 59% (Phù Ninh, Tân Sơn, Thanh Thuỷ, Tam Nông).

* Dự báo: Bệnh tiếp tục lây lan, phát triển gây hại trên các trà lúa giai đoạn trỗ -  chắc xanh; Đặc biệt lưu ý trên các ruộng bón nhiều đạm, lá xanh tốt, rậm rạp. Các huyện cần chú ý: Phù Ninh, Tân Sơn, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Thanh Ba, Yên Lập, Hạ Hoà, Đoan Hùng, ...

* Biện pháp phòng trừ: Khi ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Cavil 50WP, Lervil 5SC, Hakivil 5SC, Anvil 5SC, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.

3. Ngoài ra:

- Thời tiết có mưa, bão, đề phòng bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn bùng phát trở lại trên trà trung và trà muộn; Lưu ý các khu đồng, ruộng đã có nguồn bệnh xuất hiện giai đoạn trước.

- Kiểm tra và phòng trừ sâu đục thân, bọ xít dài trên trà muộn trỗ sau ngày 5/9 bằng các loại thuốc đặc hiệu.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn