Thứ Bảy, 20/4/2024
Báo cáo tỷ lệ thiệt hại vụ chiêm xuân năm 2014
Gửi bài In bài

I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRÊN LÚA:

Vụ xuân năm 2014, điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, khác biệt so với năm 2013 và những năm trước: Rét đậm rét hại đến muộn và kéo dài làm cho diện tích lúa xuân trung, xuân muộn bị ảnh hưởng nặng phải cấy lại hoặc dồn dặm nhiều, sinh trưởng và phát triển của cây lúa trên đồng ruộng không đồng đều. Tiếp sau đó là nhiều ngày trời âm u, thiếu nắng, cây lúa phát triển chậm, cần phải đầu tư chăm sóc lớn. Khi lúa đòng trỗ gặp thời tiết nắng nóng, ẩm độ cao, xen kẽ mưa nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại với quy mô và mức độ cao hơn năm 2013.

- Bệnh khô vằn: Phát sinh diện rộng và gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Quy mô và mức độ hại cao hơn cùng kỳ năm 2013. Diện tích nhiễm 16.330,1 ha, trong đó nhiễm nặng 1.161,6 ha (Năm 2013, diện tích nhiễm 8.534 ha, trong đó nhiễm nặng 304,2 ha).

- Bệnh nghẹt rễ sinh lý: Gây hại trên diện rộng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Quy mô và mức độ hại cao hơn so với cùng kỳ năm 2013. Diện tích nhiễm 7.822,3 ha, trong đó nhiễm nặng 1.644,9 ha (Năm 2013, diện tích nhiễm 27,5 ha, trong đó nhiễm nặng 10 ha).

-  Chuột: Gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Quy mô và mức độ hại cao hơn so với cùng kỳ năm 2013. Diện tích nhiễm 7.451,8 ha, trong đó nhiễm nặng 203,5 ha ( Năm 2013, diện tích nhiễm  3.367,4 ha, trong đó nhiễm nặng 25,8 ha).

- Rầy các loại: Gây hại trên diện hẹp, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Quy mô và mức độ hại cao hơn so với cùng kỳ năm 2013. Diện tích nhiễm 6.640,5 ha, trong đó nhiễm nặng 59,8 ha (Năm 2013, diện tích nhiễm 1.486,7 ha, trong đó nhiễm nặng 49,2 ha).

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Gây hại trên diện hẹp, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Quy mô và mức độ hại cao hơn so với cùng kỳ năm 2013. Diện tích nhiễm 1.509,1 ha, trong đó nhiễm nặng 97,4 ha (Năm 2013, diện tích nhiễm 189,8 ha, trong đó nhiễm nặng 21,8 ha).

- Bệnh đạo ôn: Bệnh phát sinh gây hại trên diện hẹp, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Quy mô gây hại cao hơn năm 2013 nhưng mức độ gây hại thấp hơn. Diện tích nhiễm 1.086,6 ha, trong đó nhiễm nặng 1 ha (Năm 2013, diện tích nhiễm 626,1 ha, trong đó nhiễm nặng 33,1 ha).

- Ngoài ra: Bệnh vàng lá sinh lý, ốc bươu vàng gây hại lúa giai đoạn bén rễ, hồi xanh - đẻ nhánh, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Bọ xít dài hại nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn phơi màu đến ngậm sữa; Ruồi đục nõn, bọ trĩ  gây hại nhẹ đến trung bình; Bọ xít đen xuất hiện rải rác.

II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

- Chi cục chỉ đạo và thực hiện rà soát 39 điểm điều tra DTDB trên cây lúa, ngô; 21 điểm trên cây chè; 04 điểm trên cây ăn quả, 04 điểm trên cây rừng phù hợp với cơ cấu cây trồng của từng huyện, thành, thị. Triển khai hoạt động 04 bẫy đèn tại huyện Thanh Sơn, Thanh Thủy, Đoan Hùng và Phù Ninh.

- Thực hiện 25 kỳ điều tra phát hiện, thống kê diện tích trên cây lúa, ngô, rau, chè, cây ăn quả và 12 kỳ điều tra trên cây lâm nghiệp gửi Trung tâm BVTV phía Bắc, Cục BVTV theo quy định.

- Tổ chức 02 đợt tổng điều tra sâu bệnh bổ sung trên toàn tỉnh, nhằm đánh giá tình hình sâu bệnh hiện tại để thông báo, dự báo và chỉ đạo phòng trừ.

- Ban hành 06 thông báo, dự báo sâu bệnh tháng; 01 thông báo kết quả tổng điều tra sâu bệnh đầu vụ và dự báo tình hình sâu bệnh vụ chiêm xuân 2014; 01 thông báo cao điểm sâu bệnh; 02 thông báo sâu bệnh kỳ 10 ngày và dự báo sâu bệnh cuối vụ; 01 công văn về việc chỉ đạo phòng trừ cỏ lồng vực cho lúa chiêm xuân 2014; 01 công văn về việc khắc phục bệnh sinh lý cho lúa vụ chiêm xuân 2013 – 2014; 01 công văn về việc phòng trừ bệnh đạo ôn và các đối tượng sâu bệnh hại lúa chiêm xuân 2014.

III. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO SÂU BỆNH TRÊN CÁC TRÀ, GIỐNG

1. Tỷ lệ thiệt hại trên một số giống lúa chính

Các giống lúa gieo cấy trong vụ chiêm xuân 2014 đều bị các đối tượng sâu bệnh gây hại, chủ yếu là: Bệnh khô vằn, rầy các loại, đạo ôn, bạc lá, chuột; tuy nhiên tỷ lệ thiệt hại rất thấp, cụ thể:

 - Nhị ưu 838: Thiệt hại chung 0,19%; trong đó: Do khô vằn là 0,12%; chuột 0,021%, rầy các loại 0,04%; bạc lá 0,012%.

- Nhị ưu số 7: Thiệt hại chung 0,19%; trong đó: Do khô vằn là 0,13%; bạc lá 0,013%; chuột 0,023%; rầy các loại 0,022%.

- Syn 6: Thiệt hại chung 0,17%; trong đó: Do khô vằn là 0,14%; chuột  0,01%; rầy các loại 0,02%.

- GS9: Thiệt hại chung 0,18%; trong đó: Do khô vằn là 0,092%; %; rầy các loại 0,045%; bạc lá 0,016%; chuột 0,023%.

- HT1: Thiệt hại chung 0,22%; trong đó: Do khô vằn là 0,14%; rầy các loại 0,01%; chuột 0,07%.

- Xi 23: Thiệt hại chung 0,11%; trong đó: Do khô vằn là 0,07%; chuột 0,04%;

- Nếp: Thiệt hại chung 0,34%; trong đó: Do khô vằn 0,3%; chuột 0,04%.

 - Q5: Thiệt hại chung 0,13% chủ yếu do bệnh khô vằn.

- KD18: Thiệt hại chung 0,16%; trong đó: Do khô vằn 0,11%; rầy các loại 0,03%; đạo ôn 0,001%; chuột 0,03%.

2. Tỷ lệ thiệt hại trên các trà

Tỷ lệ thiệt hại chung trên toàn tỉnh là 0,17%, trong đó trà chiêm xuân sớm 0,12%, xuân trung 0,25%, xuân muộn 0,16%. Cụ thể:

- Trà xuân sớm: Thiệt hại chung 0,12%, trong đó: Do bệnh khô vằn 0,09%; chuột 0,03%.

- Trà xuân trung: Thiệt hại chung 0,25%, trong đó: Do bệnh khô vằn 0,2%; rầy các loại 0,003%; đạo ôn 0,001%; bệnh bạc lá 0,01%; chuột 0,04%.

- Trà xuân muộn: Thiệt hại chung 0,16%, trong đó: Do rầy các loại 0,033%; bệnh khô vằn 0,094%; chuột gây ra là 0,023%; bệnh bạc lá 0,01%.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:

- Kết luận: Vụ chiêm xuân năm 2014, các đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại với quy mô và mức độ cao hơn năm 2013. Tuy nhiên, do thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính dự báo sớm và chỉ đạo phòng trừ kịp thời nên tỷ lệ thiệt hại cuối vụ thấp hơn vụ chiêm xuân 2013. Tỷ lệ thiệt hại chung cả vụ là 0,17% (trong đó trà chiêm, xuân sớm là 0,12%, trà xuân chính vụ 0,25%, trà xuân muộn 0,16%) thấp hơn vụ chiêm xuân năm 2013 (Vụ chiêm xuân 2013 thiệt hại cả vụ là 0,25%, trong đó trà chiêm, xuân sớm là 0,25%, trà xuân chính vụ 0,3%, trà xuân muộn 0,24%).

- Đề nghị: Các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường phối hợp thực hiện tốt hơn nữa công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh./.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn