Thứ Bảy, 20/4/2024
Thông báo tình hình sâu bệnh tháng 6, dự báo tình hình sâu bệnh tháng 7 năm 2014
Gửi bài In bài

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 6:

1. Trên lúa xuân muộn:

- Bệnh khô vằn: Gây hại trên một số diện tích lúa cấy muộn của trà xuân muộn, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 4.204,1 ha (Nhẹ 3.081,4 ha; trung bình 1.122,7 ha), diện tích phòng trừ 738,4 ha.

- Rầy các loại: Gây hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 746,6 ha (Nhẹ 548,1 ha; trung bình 198,5 ha), diện tích phòng trừ 277,7 ha.

- Ngoài ra: Bệnh bạc lá, bọ xít dài, chuột gây hại nhẹ.

2. Trên mạ mùa sớm: Sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, chuột, châu chấu gây hại nhẹ. Bướm sâu đục thân 2 chấm di chuyển và đẻ trứng trên mạ, sâu non gây dảnh héo rải rác.

3. Trên lúa mùa sớm:

- Ốc bươu vàng: Gây hại tại các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Hạ Hoà, Thanh Ba, Việt Trì, Thanh Thuỷ; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 496,4 ha (Nhẹ 216,7 ha; trung bình 142,3 ha; nặng 137,4 ha), diện tích phòng trừ 400,5 ha.

- Ngoài ra: Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh sinh lý, châu chấu, sâu đục thân gây hại nhẹ.

4. Trên chè:

- Rầy xanh: Gây hại tại các huyện Cẩm Khê, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hoà; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 3.028,2 ha (Nhẹ 1.672,6 ha; trung bình 1.208 ha; nặng 147,6 ha); diện tích phòng trừ 2.035,5 ha.

- Bọ cánh tơ: Gây hại tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hoà; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 2.829,7 ha (Nhẹ 2.133,4 ha; trung bình 690,5 ha; nặng 5,8 ha); Diện tích phòng trừ 1.777,7 ha.

- Bọ xít muỗi: Gây hại tại các huyện Cẩm Khê, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hoà; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 1.070,8 ha (Nhẹ 931,8 ha; trung bình 139 ha); Diện tích phòng trừ 186 ha.

- Nhện đỏ: Hại nhẹ đến trung bình tại các huyện Tân Sơn, Đoan Hùng, Thanh Ba, Sơn Thanh, Hạ Hoà. Diện tích nhiễm 1.084,8 ha (Nhẹ 927 ha; trung bình 157,8 ha); Diện tích phòng trừ 305,4 ha.

- Ngoài ra: Bệnh đốm nâu gây hại nhẹ tại Yên Lập.

5. Trên cây ăn quả: Nhện đỏ, bệnh chảy gôm, bệnh loét, bệnh sẹo, rệp, ruồi đục quả, sâu đục quả, sâu vẽ bùa hại nhẹ rải rác trên cây bưởi. Nhện lông nhung, bọ xít nâu hại nhẹ trên cây nhãn, vải.

6. Trên cây lâm nghiệp: Châu chấu tre lưng vàng tiếp tục di chuyển gây hại trên đồi rừng và bờ cỏ tại xã Bằng Giã, Vô Tranh, Chuế Lưu, huyện Hạ Hoà (diện tích nhiễm 26 ha, đã phòng trừ 26 ha); gây hại tại xã Đồng Lương, Sơn Tình, huyện Cẩm Khê (diện tích nhiễm 0,6 ha, đã phòng trừ 0,6 ha). Sâu xanh phát sinh và gây hại trên cây bồ đề tại xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn, diện tích nhiễm 5 ha. Ngoài ra: Sâu ăn lá, sâu cuốn lá hại nhẹ rải rác trên cây keo.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 7/2014:

1. Trên mạ mùa trung, mùa muộn:

- Chuột gây hại rải rác, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên các ruộng ven đồi gò.

- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, châu chấu, rầy các loại gây hại nhẹ; Bệnh khô vằn hại cục bộ trên những ruộng mạ tốt, gieo dầy.

2. Trên lúa:

- Ốc bươu vàng: Gây hại trên lúa giai đoạn mới cấy đến bén rễ hồi xanh và trên lúa gieo thẳng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những chân ruộng trũng nước.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Do nguồn sâu chuyển vụ gây hại trên bờ cỏ và một phần gây hại trên mạ và lúa mùa sớm, trong tháng 7 trưởng thành lứa 4 sẽ phân ly thành 2 đợt:

* Đợt 1: Bướm ra rộ từ ngày 03 - 09/7 chủ yếu từ bờ cỏ di chuyển đẻ trứng trên lúa mùa sớm, sâu non gây hại mạnh từ ngày 15/7 trở đi.

* Đợt 2: Bướm ra rộ từ ngày 14 - 20/7, sâu non gây hại mạnh trên lúa mùa sớm, mùa trung từ ngày 26/7 trở đi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng nếu không phòng trừ kịp thời.

- Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non gây dảnh héo trên mạ mùa trung và trên lúa mùa sớm, mùa trung mới cấy, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các huyện cần chú ý Phù Ninh, Việt Trì, Lâm Thao, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Yên Lập,…

- Bệnh sinh lý: Gây hại trên những ruộng dộc chua, lầy, ruộng cày bừa làm đất không kỹ; ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục,… Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao là điều kiện cho bệnh gia tăng phát triển, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

- Các đối tượng: Bệnh khô vằn, rầy các loại, châu chấu gây hại nhẹ; Chuột hại cục bộ. 

3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Bệnh đốm nâu, đốm xám gây hại nhẹ.

4. Cây ăn quả: Nhện đỏ, bệnh chảy gôm, bệnh loét, bệnh sẹo, rệp, ruồi đục quả, sâu đục quả, sâu vẽ bùa hại nhẹ rải rác trên cây bưởi. Nhện lông nhung, bọ xít nâu hại nhẹ trên cây nhãn, vải.

5. Cây lâm nghiệp:

- Sâu xanh: Tiếp tục phát sinh và gây hại trên cây bồ đề, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng nếu không phòng trừ kịp thời. Các huyện có diện tích trồng bồ đề cần chú ý gồm Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập,....

- Châu chấu tre lưng vàng: Tiếp tục di chuyển gây hại trên đồi tre, luồng và gây hại trên mạ, lúa mùa mới cấy. Các huyện đã xuất hiện châu chấu cần chú ý gồm Hạ Hoà, Yên Lập, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Tam Nông,….

- Ngoài ra: Sâu ăn lá, sâu cuốn lá tiếp tục gây hại nhẹ trên cây keo.

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên mạ: Chăm sóc, bón phân đầy đủ tạo điều kiện cho cây mạ sinh trưởng khoẻ. Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

2. Trên lúa:

- Ốc bươu vàng: Áp dụng  biện pháp bắt ốc, thu gom ổ trứng để tiêu diệt. Đối với những diện tích có mật độ ốc trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên 10% dảnh bị hại dùng các loại thuốc hoá học: Clodansuper 700 WP,  Pazol 700WP, Boxer 15 GR,  StarPumper 800WP,… phun hoặc rắc theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Khi ruộng có mật độ sâu non từ 50 con/m2 trở lên, sử dụng một trong các loại thuốc Victory 585 EC, Dylan 10WG, Rigell 800 WG, Tasieu 5WG,... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

- Sâu đục thân 2 chấm: Khi ruộng có mật độ ổ trứng 0,3 ổ/m2 trở lên sử dụng một trong các loại thuốc Victory 585EC, Finico 800 WG, Rigell 800 WG, Reasgant 3.6EC,... pha và phun khi sâu non mới nở theo hướng dẫn trên bao bì.

- Bệnh sinh lý: Bón phân thúc đẻ kịp thời, kết hợp làm cỏ, sục bùn sớm giúp giải phóng các độc tố trong đất. Sử dụng các chế phẩm phun bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như: XO Sogan Siêu ra rễ, XO Siêu lân. Nếu ruộng bị nặng sử dụng thuốc Antracol 70WP hoặc Hydrophos, ... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

- Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy các loại; tích cực diệt chuột bằng các biện pháp kỹ thuật.

3. Trên chè: Phun trừ các ổ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho chè.

4. Trên cây ăn quả: Thường xuyên theo dõi sâu bệnh trên cây ăn quả, phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.

5. Cây lâm nghiệp:

- Sâu xanh hại bồ đề: Khi sâu non mới nở, sử dụng máy động cơ phun dạng bột, phun bao vây xung quanh ổ dịch bằng thuốc Neretox 95WP với lượng 1,1 kg trộn đều với 6 - 7 kg bột nhẹ phun cho 1 ha.

- Châu chấu tre lưng vàng: Phát hiện sớm và phun trừ các ổ châu chấu bằng thuốc Victory 585EC,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì./.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn