I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 8/2014:
1. Trên lúa:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại diện rộng trên các trà lúa tại hầu hết các huyện, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 26.161,4 ha (nhiễm nhẹ đến trung bình 24.349,8 ha, nặng 1.811,6 ha); diện tích phòng trừ 16.060,2 ha, trong đó diện tích phun 1 lượt là 13.990,9 ha, phun 2 lượt là 2.069,3 ha.
- Sâu đục thân 2 chấm: Gây trên các trà lúa tại hầu hết các huyện, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 8.301,3 ha (nhiễm nhẹ đến trung bình 7.937,3 ha; nặng 364 ha); diện tích phòng trừ 5.047,3 ha, trong đó diện tích phun 1 lượt là 4.210,3 ha, phun 2 lượt là 837 ha.
- Bệnh khô vằn: Gây hại diện rộng trên các trà lúa tại hầu hết các huyện, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 7.986,3 ha (nhiễm nhẹ đến trung bình 7.591,8 ha; nặng 394,5 ha); diện tích phòng trừ 6.743,6 ha, trong đó diện tích phun 1 lượt là 6.213 ha, phun 2 lượt là 530,6 ha.
- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Xuất hiện và gây hại diện hẹp trên các trà lúa tại các huyện Hạ Hoà, Lâm Thao, Phù Ninh,Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Việt Trì; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 739,5 ha (nhiễm nhẹ đến trung bình 699,5 ha; nặng 40 ha); diện tích phòng trừ 644 ha.
- Bệnh bạc lá: Xuất hiện và gây hại diện hẹp trên các trà lúa tại các huyện Cẩm Khê, Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hoà, Phú Thọ, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Thanh Thuỷ, Yên Lập; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 308,9 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ đến trung bình 308,9 ha); diện tích phòng trừ 96 ha.
- Chuột: Gây hại trên các trà lúa tại hầu hết các huyện, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 1.723,7 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ đến trung bình 1.723,7 ha); diện tích phòng trừ 240,1 ha.
- Bệnh sinh lý: Xuất hiện và gây hại cục bộ trên các trà lúa tại các huyện Việt Trì, Phù Ninh, Tân Sơn, Phú Thọ, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Cẩm Khê; mức độ hại nhẹ đến trung bình; Diện tích nhiễm 615,5 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ đến trung bình 615,5 ha); diện tích phòng trừ 330,1 ha.
- Ngoài ra: Rầy các loại, bọ xít dài gây hại nhẹ trên diện hẹp.
2. Trên ngô: Bệnh khô vằn hại nhẹ đến trung bình; Bệnh đốm lá nhỏ, sâu đục thân, đục bắp, chuột gây hại nhẹ.
3. Trên chè:
- Rầy xanh: Gây hại tại các huyện Cẩm Khê, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hoà; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 2.600,4 ha (Nhẹ 2.525,3 ha; trung bình 75,1 ha); diện tích phòng trừ 617,3 ha.
- Bọ cánh tơ: Gây hại tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hoà, Cẩm Khê; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 2.830,3 ha (Nhẹ 2.453,2 ha; trung bình 377,1 ha); Diện tích phòng trừ 1.305,7 ha.
- Bọ xít muỗi: Gây hại tại các huyện Cẩm Khê, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hoà; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 1.577,7 ha (Nhẹ 1.521,3 ha; trung bình 56,4 ha); Diện tích phòng trừ 319 ha.
- Ngoài ra: Nhện đỏ gây hại nhẹ tại Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Sơn, Tân Sơn; Bệnh đốm nâu, bệnh đốm xám, bệnh thối búp gây hại nhẹ tại Tân Sơn, Thanh Sơn.
4. Trên cây ăn quả: Bệnh loét, bệnh sẹo, ruồi đục quả phát sinh gây hại nhẹ. Nhện đỏ, bệnh chảy gôm, sâu ăn lá, sâu vẽ bùa, rệp phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi. Nhện lông nhung hại nhẹ trên cây nhãn, vải.
5. Trên cây lâm nghiệp:
- Cây bồ đề: Sâu xanh gây hại cục bộ tại xã Lai Đồng, Thu Cúc, Vinh Tiền,Thạch Kiệt huyện Tân Sơn. Diện tích nhiễm 75 ha (Nhẹ 25 ha; trung bình 35 ha; nặng 15 ha), đã phòng trừ 47 ha.
- Cây keo: Sâu nâu gây hại cục bộ tại xã Quân Khê huyện Hạ Hoà. Diện tích nhiễm 220 ha (Nhẹ 30 ha; trung bình 140 ha; nặng 50 ha), đã phòng trừ 190 ha.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 9/2014:
1. Trên lúa:
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong điều kiện thời tiết có mưa bão, gió to, bệnh phát sinh, lây lan nhanh và gây hại mạnh trên các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy khô toàn bộ lá nhất là lá đòng làm ảnh hưởng đến năng suất. Các huyện đã có nguồn bệnh cần chú ý: Lâm Thao, Đoan Hùng, Thanh Ba, Thanh Thủy, Việt Trì, Hạ Hòa, Thanh Sơn, Cẩm Khê, Phù Ninh,...
- Rầy các loại: Tiếp tục tích luỹ và gia tăng mật độ gây hại trên lúa giai đoạn ngậm sữa – đỏ đuôi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, cháy ổ. Các huyện cần chú ý: Cẩm Khê, Yên Lập, Đoan Hùng, Việt Trì, Phù Ninh, Lâm Thao,...
- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục phát triển, lây lan gây hại mạnh trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, bón nhiều đạm, ruộng khô hạn. Các huyện cần chú ý: Cẩm Khê, Lâm Thao, Thanh Ba, Thanh Thủy, Việt Trì, Yên Lập,...
- Chuột: Tiếp tục gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng ven đồi, ven làng, các ruộng lúa chất lượng cao,..
- Bọ xít dài: Gây hại trên các trà lúa giai đoạn ngậm sữa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những diện tích lúa trỗ sớm hơn hoặc muộn hơn so với đại trà, trên các ruộng lúa chất lượng cao, lúa nếp,...
- Ngoài ra: Sâu đục thân 2 chấm gây hại nhẹ đến trung bình trên một số diện tích lúa trỗ muộn; Châu chấu gây hại nhẹ.
2. Trên cây ngô: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá hại nhẹ đến trung bình; Sâu đục thân đục bắp gây hại nhẹ; Chuột hại cục bộ.
3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình. Bệnh đốm nâu, đốm xám, thối búp gây hại nhẹ.
4. Cây ăn quả: Bệnh loét, bệnh sẹo, ruồi đục quả phát sinh gây hại nhẹ. Nhện đỏ, bệnh chảy gôm, sâu ăn lá, sâu vẽ bùa, rệp phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi. Nhện lông nhung hại nhẹ trên cây nhãn, vải.
5. Cây lâm nghiệp:
- Cây bồ đề: Sâu xanh tiếp tục phát sinh và gây hại từ 05/9 trở đi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng nếu không phòng trừ kịp thời. Các huyện có diện tích trồng bồ đề cần chú ý gồm Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập,...
- Cây keo: Sâu nâu tiếp tục gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các huyện có diện tích trồng keo cần chú ý gồm Hạ Hoà, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Tam Nông,...
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa:
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng chớm bị bệnh, tuyệt đối không được phun phân bón qua lá, cần phun phòng trừ ngay bằng một trong các loại thuốc: Starwiner 20WP, Xanthomix 20WP, Kamsu 2SL, ... pha và phun kỹ theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Ruộng bị nặng phải phun kép 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày.
- Rầy các loại: Khi ruộng có mật độ trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm), sử dụng một trong các loại thuốc như: Victory 585EC, Babsac 600EC, Nibas 50ND,... pha theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì. Lưu ý: Khi phun phải rẽ băng rộng 0,8 - 1,2 m và phun kỹ vào gốc lúa.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Cavil 50SC, Lervil 5SC, Jinggangmeisu 10WP, Kansui 21.2 WP,... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
* Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu đục thân 2 chấm, bọ xít dài, châu chấu,…bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục; Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
2. Trên ngô: Tập trung chăm sóc và chú ý phòng trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.
3. Trên chè: Phun trừ các ổ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, thối búp bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho chè.
4. Trên cây ăn quả: Thường xuyên theo dõi sâu bệnh trên cây ăn quả, phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.
5. Cây lâm nghiệp:
- Cây bồ đề: Khi sâu xanh mới nở, sử dụng máy động cơ phun dạng bột, phun bao vây xung quanh ổ dịch bằng thuốc Neretox 95WP với lượng 1,1 kg trộn đều với 6 - 7 kg bột nhẹ phun cho 1 ha.
- Cây keo: Phát hiện sớm và phun trừ các ổ sâu nâu mới nở bằng thuốc Victory 585EC,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. Nên phun thuốc vào buổi chiều, những lô rừng keo từ 3 tuổi trở lên, cây cao không phun lên tán lá được thì phun vào thân cây từ 1m trở xuống và phun kỹ vào gốc cây và lớp thảm mục dưới gốc để tiêu diệt sâu hoặc buổi tối sâu bò theo thân cây lên ăn lá dính thuốc sẽ bị chết.