Thứ Năm, 26/12/2024
Thông báo tình hình sâu bệnh tháng 7, dự báo tình hình sâu bệnh tháng 8 năm 2015
Gửi bài In bài
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp chỉ đạo phòng trừ sâu hại lúa vụ mùa 2015 tại huyện Cẩm Khê

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 7/2015:

1. Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 4 gây hại rải rác trong đầu tháng 7; sâu non lứa 5 phát sinh và gây hại từ 30/7 đến đầu tháng 8 trên trà lúa mùa sớm, mùa trung tại tất cả các huyện; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng đến rất nặng (Thanh Ba, Tam Nông, Phù Ninh, Yên Lập, Việt Trì, Cẩm khê,... ). Tổng diện tích nhiễm 23.890,5 ha; trong đó nhiễm nhẹ 6.690,4  ha, nhiễm trung bình 8.794,0 ha, nhiễm nặng 8.406,1 ha. Diện tích phòng trừ 17.200 ha, trong đó diện tích phun 2 lần 6.563,0 ha.

- Sâu đục thân: Phát sinh và gây hại tại Phù Ninh, Lâm Thao, Việt Trì, Thanh Thủy, Đoan Hùng, Cẩm Khê; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tổng diện tích nhiễm 1.058,3 ha; trong đó nhiễm nhẹ 418,9 ha, nhiễm trung bình 584,7 ha, nhiễm nặng 54,7 ha. Diện tích phòng trừ 657,0 ha.

- Ốc bươu vàng: Phát sinh và gây hại tại các huyện Hạ Hòa, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Tân Sơn, Thanh Ba, Phú Thọ; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 1.979,2 ha; trong đó nhiễm nhẹ 1.713,2 ha, nhiễm trung bình 266,0 ha. Diện tích phòng trừ 498,6 ha.

- Bệnh nghẹt rễ sinh lý: Phát sinh và gây hại tại các huyện Phù Ninh, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Yên lập; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 830,2 ha; trong đó nhiễm nhẹ 636,6 ha, nhiễm trung bình 193,6 ha. Diện tích phòng trừ 53,0 ha.

- Bệnh vàng lá sinh lý: Phát sinh và gây hại tại Việt Trì, Tam Nông; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 60,3 ha; trong đó nhiễm nhẹ 25,7 ha, nhiễm trung bình 34,6 ha.

- Chuột: Phát sinh và gây hại tại các huyện Cẩm Khê, Hạ Hòa, Phù Ninh, Tam Nông; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 492,3 ha; trong đó nhiễm nhẹ 437,5 ha, nhiễm trung bình 54,8 ha.

- Châu chấu: Phát sinh và gây hại tại Phù Ninh; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 16,8 ha; trong đó nhiễm nhẹ 8,4 ha, nhiễm trung bình 8,4 ha.

- Ngoài ra: Rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn hại nhẹ.

2. Trên ngô hè thu:

- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại tại Cẩm Khê, Đoan Hùng, Phù Ninh; mức độ hại nhẹ. Diện tích nhiễm 5,9 ha.

- Sâu đục thân: Phát sinh và gây hại tại Đoan Hùng; mức độ hại nhẹ. Diện tích nhiễm 73 ha.

- Ngoài ra: Chuột, bệnh đốm lá, rệp cờ, sâu ăn lá gây hại rải rác.

3. Trên chè:

- Bọ cánh tơ: Phát sinh và gây hại tại các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập, Tân Sơn; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại Hạ Hòa. Tổng diện tích nhiễm 2.513,4 ha; trong đó nhiễm nhẹ 1.692,8 ha, trung bình 809,0 ha, nhiễm nặng 11,6 ha. Diện tích đã phòng trừ 1.154,1 ha

- Nhện đỏ: Phát sinh và gây hại tại các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Sơn, Tân Sơn; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 865,3 ha; trong đó nhiễm nhẹ 752,7 ha, nhiễm trung bình 112,6 ha. Diện tích phòng trừ 663,1 ha.

- Rầy xanh: Phát sinh và gây hại tại các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập, Tân Sơn; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 1.673,8 ha; trong đó nhiễm nhẹ 1.640,5 ha, nhiễm trung bình 33,3 ha. Diện tích đã phòng trừ 862,1 ha.

- Bọ xít muỗi: Phát sinh và gây hại tại các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập, Tân Sơn; mức độ hại nhẹ. Diện tích nhiễm 977,8 ha. Diện tích đã phòng trừ 221,2 ha.

- Bệnh đốm nâu: Phát sinh và gây hại tại các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập; mức độ hại nhẹ. Diện tích nhiễm 385,1 ha.

- Bệnh thối búp: Phát sinh và gây hại tại huyện Thanh Sơn; mức độ hại nhẹ. Diện tích nhiễm 148,2 ha. Diện tích phòng trừ 148,2 ha.

- Ngoài ra: Bệnh chấm xám, bệnh thán thư gây hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả:

- Trên cây bưởi: Nhện đỏ phát sinh gây hại nhẹ tại huyện Đoan Hùng. Diện tích nhiễm 109,3 ha. Diện tích phòng trừ  85,6 ha. Ngoài ra, bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, bệnh loét, rệp sáp phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.

- Trên cây nhãn, vải: Bọ xít nâu, nhện lông nhung gây hại rải rác.

5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, mối hại gốc gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 8/2015:

1. Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Bướm lứa 6 vũ hóa rộ khoảng từ giữa đến cuối tháng 8; sâu non lứa 6 gây hại từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái, làm đòng; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng xanh tốt, rậm rạp.

- Sâu đục thân: Bướm đục thân 2 chấm tiếp tục ra rải rác và kéo dài, di chuyển đẻ trứng trên trà mùa sớm giai đoạn đòng - trỗ, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Đặc biệt lưu ý trên những diện tích lúa có nằm xen kẽ với diện tích lúa chét, ruộng bỏ hoang, vì đây là nguồn phát sinh sâu đục thân rải rác trong cả vụ. Các huyện cần chú ý: Phù Ninh, Lâm Thao, Việt Trì, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, ...

- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, bón nhiều đạm, ruộng khô hạn, ... Các huyện cần chú ý: Cẩm Khê, Lâm Thao, Thanh Ba, Thanh Thủy, Việt Trì, Yên Lập, ...

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong điều kiện thời tiết có mưa bão, kết hợp với việc bà con bón phân đón đòng, bệnh dễ phát sinh, lây lan nhanh và gây hại mạnh trên các trà, mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng gây trên các giống lúa lai, trên ruộng xanh tốt, lá rậm rạp. Các huyện đã có nguồn bệnh cần chú ý: Phù Ninh, Thanh Ba, Lâm Thao, ...

- Chuột: Gây hại trên các trà lúa khu vực ven đồi, gò, ven làng; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

- Ngoài ra: Rầy các loại gây hại cục bộ trên chân ruộng dộc chua; bọ xít dài, nhện gié, bệnh lem lép,... gây hại nhẹ.

2. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình. Bệnh thối búp, đốm xám, đốm nâu gây hại nhẹ. Các huyện vùng chè cần chú ý: Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Ba.

3. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, bệnh loét, sâu đục thân cành, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, ruồi đục quả, sâu đục quả hại nhẹ trên cây bưởi; Nhện lông nhung, bọ xít nâu, sâu ăn lá, sâu đục cuống quả hại nhẹ trên cây nhãn, vải.

4. Cây lâm nghiệp: Bệnh khô lá, bệnh đốm lá, sâu ăn lá, mối hại gốc gây hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn. Lưu ý điều tra theo dõi để phát hiện sớm sâu xanh gây hại trên cây bồ đề, các huyện cần chú ý gồm: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà,...

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Tăng cường kiểm tra thăm đồng, khi ruộng có mật độ sâu non từ 20 con/m2 trở lên, sử dụng một trong các loại thuốc Clever 300WG, Dylan 10WG, Rigell 800WG, Tasieu 5WG, Alocbale 40EC,... phun phòng trừ theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Sâu đục thân: Khi ruộng có mật độ ổ trứng trên 0,3 ổ/m2 sử dụng 01 trong các loại thuốc Victory 585 EC, Wavotox 585 EC, Nicata 95SP, Regrant 800 WG,... phun phòng trừ theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% dảnh hại sử dụng một trong các loại thuốc Cavil 50WP, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Valigreen 50SL, ... phun phòng trừ theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% lá hại sử dụng một trong các loại thuốc Starwiner 20WP, Xanthomix 20WP, Kasagen 250WP, Grahitech 2SL, ... phun phòng trừ theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Rầy các loại: Khi ruộng có mật độ trên 1.500 con/m2 sử dụng một trong các loại thuốc Victory 585EC, Nibas 50EC, Rockfos 550EC, Babsax 40WP, Hichespro 500WP, ... để phun phòng trừ theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng bọ xít dài, châu chấu, nhện gié, bệnh lem lép hạt, … bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục; Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

2. Trên cây chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho chè. Thu hái chè khi đã đảm bảo thời gian cách ly theo từng loại thuốc khi phun.

- Bọ cánh tơ: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc: Dylan 2EC, 10WG, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, ...; pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Nhện đỏ: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ lá hại trên 20%; sử dụng một trong các loại thuốc: Ortus 5SC, Catex 1.8EC, 3.6EC, Shepatin 18EC, 36EC, Tasieu 1.9EC, Kuraba 3.6EC, ...; pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Rầy xanh: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc: Dylan 2EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Superista 25EC, ...; pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Bọ xít muỗi: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc: Trebon 10EC, Dylan 2 EC, ...; pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Chú ý theo dõi và phòng trừ kịp thời bệnh thối búp, đốm nâu, đốm xám.

3. Trên cây ăn quả: Thường xuyên theo dõi và phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì. Chú ý phòng trừ sâu đục quả bưởi Đoan Hùng, ...

4. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn, bồ đề./.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn