Thứ Bảy, 23/11/2024
Thông báo tình hình sâu bệnh hại lúa kỳ 12/8/2015
Gửi bài In bài

Căn cứ kết quả điều tra sâu bệnh trên toàn tỉnh từ ngày 10 - 11/8/2015, hiện nay, các đối tượng sâu bệnh hại lúa tiếp tục tích lũy, gia tăng mật độ và có nguy cơ gây hại mạnh trong thời gian tới, cụ thể như sau:

             1. Sâu cuốn lá nhỏ:

* Hiện tại:

- Trà sớm: Mật độ sâu phổ biến 10 - 15 con/m2, cao 70 - 80 con/m2, cục bộ 160 - 200 con/m2 (Thanh Ba, Hạ Hòa). Phát dục chủ yếu tuổi 5, nhộng.

- Trà trung: Mật độ sâu phổ biến 5 - 10 con/m2, cao 20 - 30 con/m2, cục bộ 60 - 80 con/m2 (Cẩm Khê, Phù Ninh, Phú Thọ, Yên Lập), cá biệt 120 - 180 con/m2 (Hạ Hòa, Lâm Thao, Việt Trì). Phát dục chủ yếu tuổi 4, tuổi 5.

* Dự báo: Sâu ít khả năng gây hại và bắt đầu chuyển lứa. Bướm ra rộ từ ngày 18 - 22/8/2015, sâu non lứa 6 gây hại từ ngày 28/8/2015 trở đi trên trà lúa mùa trung cấy muộn và trà mùa muộn (giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái, làm đòng).

2. Sâu đục thân 2 chấm:

* Hiện tại:  Sâu đục thân 2 chấm gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại các huyện Cẩm Khê, Việt Trì, Phù Ninh, Đoan Hùng. Tỷ lệ dảnh hại phổ biến 0,1 - 1,9%, cao 2,1 - 5,2%, cục bộ 14,2% (Việt Trì). Phát dục chủ yếu tuổi 5.

* Dự báo: Sâu non tiếp tục gây hại và bắt đầu chuyển lứa. Bướm ra rộ từ ngày 19 - 25/8/2015, sâu non lứa 5 gây hại mạnh từ 31/8/2015 trở đi trên trà trung và trà muộn (giai đoạn đẻ nhánh - trỗ). Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các huyện cần chú ý: Phù Ninh, Việt Trì, Cẩm Khê, Lâm Thao, Thanh Thuỷ, ...

3. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

* Hiện tại: Bệnh đã bắt đầu xuất hiện và gây hại nhẹ tại Thanh Thủy, Lâm Thao, Cẩm Khê, Yên Lập. Tỷ lệ hại phổ biến 0,3 - 0,5%, cao 8 - 10%.

* Dự báo: Trong điều kiện thời tiết có mưa bão, kết hợp với việc bà con bón phân đón đòng, bệnh dễ phát sinh, lây lan nhanh và gây hại mạnh trên các trà lúa; mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng trên các giống lúa có bản lá to, trên ruộng xanh tốt, lá rậm rạp. Các huyện đã có nguồn bệnh cần chú ý: Thanh Thủy, Lâm Thao, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, ...

4. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại Cẩm Khê, Hạ Hòa, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Thanh Thủy, Việt Trì, Đoan Hùng. Tỷ lệ hại trên trà sớm phổ biến 3 - 8,5%, cao 12 - 28%, cục bộ 35 - 35,6% (Cẩm Khê, Việt Trì); trên trà trung phổ biến 1,3 - 5,3%, cao 6,5 - 16,6%, cục bộ 18 - 21,8% (Việt Trì, Cẩm Khê).

* Dự báo: Bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, bón nhiều đạm, ruộng khô hạn, ... Các huyện cần chú ý: Cẩm Khê, Lâm Thao, Thanh Ba, Thanh Thủy, Việt Trì, Yên Lập, ...

5. Biện pháp phòng trừ:

- Tiếp tục điều tra, theo dõi chặt chẽ sự chuyển lứa của sâu cuốn lá lứa 6 và sâu đục thân lứa 5 trong thời gian tới.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% lá hại sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Oxolinic acid, Bismerthiazol, Kasugamycin, ... phun phòng trừ theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% dảnh hại sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bệnh khô vằn. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Carbendazim, Hexaconazole, Validamycin, ... phun phòng trừ theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

                  * Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng rầy các loại, bọ xít dài, nhện gié, … bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục; Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp./.

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn