Thứ Bảy, 23/11/2024
Thông báo sâu bệnh tháng 8, dự báo sâu bệnh tháng 9 năm 2015
Gửi bài In bài

I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 8/2015:

1. Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 5 gây hại mạnh trong đầu tháng 8 trên các trà lúa ở tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh. Sâu non lứa 6 phát sinh và gây hại từ 28/8 đến đầu tháng 9 trên trà lúa mùa trung cấy muộn và mùa muộn ở các huyện: Cẩm khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Lâm Thao, Việt Trì, Phú Thọ, Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tổng diện tích nhiễm 4.518,3 ha; trong đó nhiễm nhẹ 2.280,9 ha, nhiễm trung bình 1.649,7ha, nhiễm nặng 587,7 ha. Diện tích phòng trừ 1.265,1 ha, trong đó diện tích phun 2 lần 48,6 ha.

- Sâu đục thân: Phát sinh và gây hại tại các huyện: Phù Ninh, Việt Trì, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tam Nông, Lâm Thao; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tổng diện tích nhiễm 1.493,5 ha; trong đó nhiễm nhẹ 1.102,0 ha, nhiễm trung bình 321,2 ha, nhiễm nặng 70,3 ha (Việt Trì). Diện tích phòng trừ 332,8 ha.

- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại ở tất cả các huyện; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng (Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Ba, Việt Trì). Tổng diện tích nhiễm 7.194,9 ha; trong đó nhiễm nhẹ 4.288,5 ha, nhiễm trung bình 2.475,6 ha, nhiễm nặng 430,8 ha. Diện tích phòng trừ 5.238,0 ha.

- Chuột: Phát sinh và gây hại tại các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Việt Trì, Thanh Ba, Thanh Thủy, Yên Lập; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 2.446,9 ha; trong đó nhiễm nhẹ 1.741,9 ha, nhiễm trung bình 705,0 ha.

- Bệnh nghẹt rễ sinh lý: Phát sinh và gây hại tại các huyện Cẩm Khê, Tân Sơn; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 558,0 ha; trong đó nhiễm nhẹ 416,6 ha, nhiễm trung bình 141,4 ha.

- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Phát sinh và gây hại tại các huyện Thanh Thủy, Lâm Thao, Việt Trì, Phù Ninh, Tam Nông; mức độ hại nhẹ. Diện tích nhiễm 94,3 ha. Diện tích phòng trừ 76,9 ha.

- Rầy các loại: Phát sinh và gây hại tại các huyện Cẩm Khê, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Việt Trì, Thanh Ba, Phù Ninh, Yên Lập, Tân Sơn; mức độ hại nhẹ. Diện tích nhiễm 1.418,3 ha. Diện tích phòng trừ 280,0 ha.

 - Ngoài ra: Bệnh vàng lá sinh lý, bọ xít dài, châu chấu gây hại nhẹ. Bệnh bạc lá gây hại rải rác.

2. Trên ngô hè thu:

- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại tại Đoan Hùng, Phù Ninh; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 101,6 ha; trong đó nhiễm nhẹ 74,5 ha, nhiễm trung bình 27,1 ha.

- Ngoài ra: Chuột, sâu đục thân đục bắp, bệnh đốm lá, rệp cờ, sâu ăn lá gây hại rải rác.

3. Trên chè:

- Bọ cánh tơ: Phát sinh và gây hại tại các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Tân Sơn, Yên Lập; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 1.110,4 ha; trong đó nhiễm nhẹ 1.103,7 ha, trung bình 6,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 140,9 ha.

- Bọ xít muỗi: Phát sinh và gây hại tại các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Tân Sơn, Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 1.937,9 ha; trong đó nhiễm nhẹ 1.773,9 ha, nhiễm trung bình 164 ha. Diện tích đã phòng trừ 212,5 ha.

- Rầy xanh: Phát sinh và gây hại tại các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập, Tân Sơn; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 1.823,5 ha; trong đó nhiễm nhẹ 1.642,8 ha, nhiễm trung bình 180,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 330,1 ha.

- Nhện đỏ: Phát sinh và gây hại tại Thanh Sơn; mức độ hại nhẹ. Diện tích nhiễm 148,2 ha. Diện tích phòng trừ 148,2 ha.

- Bệnh đốm nâu: Phát sinh và gây hại tại Yên Lập; mức độ hại nhẹ. Diện tích nhiễm 331,5 ha.

- Ngoài ra: Bệnh chấm xám, bệnh thán thư, bệnh thối búp gây hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả:

- Trên cây bưởi: Nhện đỏ, bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, bệnh loét, rệp sáp phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.

- Trên cây nhãn, vải: Bọ xít nâu, nhện lông nhung gây hại rải rác.

5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, mối hại gốc gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 9/2015:

1. Trên lúa:

- Rầy các loại: Tiếp tục tích luỹ và gia tăng mật độ gây hại trên lúa giai đoạn ngậm sữa - đỏ đuôi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, cá biệt có thể gây cháy chòm, cháy ổ sau ngày 10/9 trở đi. Các huyện cần chú ý: Cẩm Khê, Yên Lập, Đoan Hùng, Việt Trì, Phù Ninh, Lâm Thao,...

- Sâu đục thân: Bướm đục thân 2 chấm tiếp tục ra kéo dài, di chuyển đẻ trứng trên trà lúa mùa muộn giai đoạn làm đòng - trỗ, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các huyện cần chú ý: Đoan Hùng, Phù Ninh, Hạ Hòa, Yên Lập...

- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại trên các trà lúa giai đoạn làm đòng - chắc xanh; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, bón nhiều đạm, ruộng khô hạn, ... Các huyện cần chú ý: Cẩm Khê, Lâm Thao, Thanh Ba, Thanh Thủy, Việt Trì, Yên Lập, ...

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong điều kiện thời tiết có mưa bão bệnh dễ phát sinh, lây lan nhanh và gây hại mạnh trên các trà; mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng gây trên các giống lúa lai, trên ruộng xanh tốt, lá rậm rạp. Các huyện đã có nguồn bệnh cần chú ý: Thanh Thủy, Lâm Thao, Cẩm Khê, Việt Trì, Phù Ninh, Tam Nông,...

- Chuột: Gây hại trên các trà lúa khu vực ven đồi, gò, ven làng; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

- Ngoài ra: Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh sinh lý, bọ xít dài, châu chấu, nhện gié, bệnh lem lép,... gây hại nhẹ.

2. Trên cây ngô đông: Sâu xám, sâu ăn lá, sâu đục thân, bệnh đốm lá gây hại nhẹ đến trung bình.

3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình. Bệnh thối búp, đốm xám, đốm nâu gây hại nhẹ. Các huyện vùng chè cần chú ý: Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Ba.

4. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, bệnh loét, sâu đục thân cành, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, ruồi đục quả, sâu đục quả hại nhẹ trên cây bưởi; Nhện lông nhung, bọ xít nâu, sâu ăn lá, sâu đục cuống quả hại nhẹ trên cây nhãn, vải.

5. Cây lâm nghiệp: Bệnh khô lá, bệnh đốm lá, sâu ăn lá, mối hại gốc gây hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn. Lưu ý điều tra theo dõi để phát hiện sớm sâu xanh gây hại trên cây bồ đề, các huyện cần chú ý gồm: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà,...

III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa:

- Rầy các loại: Khi ruộng có mật độ rầy trên 1500 con/m2 sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ rầy. Có thể sử dung các thuốc thuộc nhóm hoạt chất:Buproferin, Imidacloprid, Fenobucarb, Chlorpyrifos Ethyl, Pymetrozine, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Sâu đục thân 2 chấm: Khi ruộng có mật độ ổ trứng trên 0,3 ổ/m2 sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ sâu đục thân trên lúa. Có thể sử dụng thuốc trong nhóm hoạt chất: Cartap, Fipronil, Chlorpyrifos ethyl, Alpha-Cypermethrin,... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% lá hại sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Oxolinic acid, Bismerthiazol, Kasugamycin, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% dảnh hại sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bệnh khô vằn. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Carbendazim, Hexaconazole, Validamycin, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng bọ xít dài, bệnh lem lép hạt, bệnh sinh lý,… bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục; Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

2. Trên cây ngô đông: Theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng sâu bệnh hại cây ngô đông. Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc có trong danh mục quy định cho ngô.

3. Trên cây chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho chè. Thu hái chè khi đã đảm bảo thời gian cách ly theo từng loại thuốc khi phun.

- Bọ cánh tơ: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc có trong Danh mục đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Emamectin benzoate, Abamectin, Bacillus thuringiensis,... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Nhện đỏ: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ lá hại trên 20%; sử dụng một trong các loại thuốc có trong Danh mục đăng ký trừ nhện đỏ trên chè. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Fenpyroximate, Abamectin,  Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis,... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Rầy xanh: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc có trong Danh mục đăng ký trừ rầy xanh trên chè. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Emamectin benzoate, Abamectin, Buprofezin, Isoprocarb, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Bọ xít muỗi: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc có trong Danh mục đăng ký trừ bọ xít muỗi trên chè. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Etofenprox,  Emamectin benzoate, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Chú ý theo dõi và phòng trừ kịp thời bệnh thối búp, đốm nâu, đốm xám.

4. Trên cây ăn quả: Thường xuyên theo dõi và phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì. Chú ý phòng trừ sâu đục quả bưởi Đoan Hùng,...

 5. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn, bồ đề./.

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn