Thứ Sáu, 27/12/2024
Thông báo sâu bệnh tháng 02, dự báo sâu bệnh tháng 3 năm 2016
Gửi bài In bài

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 02/2016:

1. Trên mạ xuân muộn:

- Bệnh sinh lý: Phát sinh và gây hại tại Đoan Hùng, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Phù Ninh, Phú Thọ, Thanh Ba; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 43,5 ha; trong đó nhiễm nhẹ 29,0 ha, nhiễm trung bình 14,5 ha.

- Chuột: Phát sinh và gây hại nhẹ tại Thanh Thủy, Thanh Ba. Diện tích nhiễm 3,8 ha.

- Ngoài ra: Rầy các loại, bọ trĩ hại rải rác.

2. Trên lúa:

- Bệnh sinh lý: Phát sinh và gây hại ở các huyện, thành, thị; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tổng diện tích nhiễm 1.488,6 ha; trong đó nhiễm nhẹ 1.148,9 ha, nhiễm trung bình 281,5 ha, nhiễm nặng 58,2 ha. Diện tích phòng trừ 30,6 ha.

- Ốc bươu vàng: Phát sinh và gây hại ở các huyện, thành, thị; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 684,2 ha; trong đó nhiễm nhẹ 660,5 ha, nhiễm trung bình 23,7 ha. Diện tích phòng trừ 23,7 ha.

- Chuột: Phát sinh và gây hại cục bộ tại tất cả các huyện; thành thị. Diện tích nhiễm 38,3 ha.

- Ngoài ra: Bệnh đạo ôn, rầy các loại, bọ trĩ, sâu cuốn lá, ruồi đục nõn gây hại rải rác.

3. Trên ngô xuân: Sâu xám, bệnh sinh lý, chuột hại rải rác.

4. Trên rau:

- Sâu xanh: Phát sinh và gây hại tại Cẩm Khê, Việt Trì, Phù Ninh, Thanh Sơn; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 18,0 ha; trong đó nhiễm nhẹ 14,8 ha, nhiễm trung bình 3,2 ha.

- Ngoài ra: Bệnh sương mai, bệnh thối nhũn hại nhẹ tại Thanh Sơn. Sâu tơ hại nhẹ tại Việt Trì, Phù Ninh.

 5. Trên cây ăn quả:

Bệnh chảy gôm, bệnh loét, sâu vẽ bùa, rệp sáp phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.

6. Trên cây lâm nghiệp:

Sâu ăn lá, mối hại gốc, bệnh khô cành lá hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 03/2016:

1. Trên lúa xuân: Chuột, bệnh sinh lý hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Ốc bươu vàng gây hại trên ruộng cấy muộn, ruộng gieo thẳng trũng nước. Bệnh đạo ôn gây hại cục bộ trên giống nhiễm (BC15, nếp,...) trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ cao. Ruồi đục nõn, bọ trĩ, bệnh khô vằn hại nhẹ. Sâu đục thân, rầy các loại, sâu cuốn lá hại rải rác.

2. Trên ngô xuân: Sâu xám, sâu đục thân, bệnh sinh lý, chuột hại nhẹ. Sâu ăn lá, bệnh đốm lá hại rải rác.

3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, nhện đỏ, bọ cánh tơ, bệnh thối búp hại nhẹ. Bệnh đốm nâu, phồng lá chè hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Các đối tượng bệnh chảy gôm, bệnh loét, sâu vẽ bùa, rệp sáp hại rải rác trên cây bưởi.

5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, mối hại gốc, bệnh khô lá gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa: Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) theo Văn bản số 4848/KH-UBND ngày 23/11/2015 của UBND tỉnh. Tập trung chăm sóc, bón phân, làm cỏ sớm khi thời tiết ấm trên 15oC. Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh vượt ngưỡng; Chỉ đạo diệt chuột đợt 2 theo Văn bản số 1668/SNN-BVTV ngày 16/12/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Chuột: Diệt chuột đồng loạt bằng bả diệt chuột sinh học, thuốc trừ chuột hóa học, ... có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Sử dụng thuốc Ranpart 2%D, Cat 0.25WP, Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP, ... trộn thành bả, mồi nhử là thóc luộc nứt vỏ chấu, gạo, khoai lang, mộng mạ, cua, ốc, tép, ... hoặc bả trộn sẵn Broma 0.005AB). Lưu ý: Thu gom mồi bả dư thừa, xác chuột chết để xử lý, tránh gây ô nhiễm môi trường.

- Bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa bị bệnh không bón phân đạm, tăng cường làm cỏ sục bùn kết hợp sử dụng các loại phân bón qua lá có hàm lượng lân cao, nhằm bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa. Nếu ruộng bị nặng sử dụng thuốc phòng trừ bệnh sinh lý cho lúa đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Antracol 70WP,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Ốc bươu vàng: Áp dụng biện pháp thủ công bắt thu gom ốc, trứng đưa ra khỏi ruộng. Khi mật độ ốc cao trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên 10% dảnh bị hại thì xử lý bằng thuốc trừ ốc bươu vàng  đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (ví dụ: Boxer 15GR; StarPumper 800WP; Clodansuper 700 WP; Pazol 700WP, ...), pha và  phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh đạo ôn: Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, dừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trong ruộng. Những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 5%, tiến hành phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ bệnh đạo ôn đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Katana 20SC, Fu-army 30WP, Sieubem 777WP, Funhat 40WP,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.

2. Trên ngô xuân: Tập trung chăm sóc, bón phân, làm cỏ cho cây ngô. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích ngô có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng đối tượng đăng ký trên ngô. Pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

3. Trên chè: Chăm sóc theo quy trình sản xuất chè an toàn, áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, bón phân đầy đủ cân đối, trồng cây che bóng với mật độ hợp lý. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng đối tượng đăng ký trên chè.

4. Trên cây ăn quả: Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Thường xuyên theo dõi và chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng đối tượng đăng ký. Pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

5. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn, bồ đề./.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn