Lãnh đạo Chi cục BVTV kiểm tra sâu bệnh trên lúa vụ xuân 2016 tại huyện Phù Ninh
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ
CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬTSố: 48/TB-BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thọ, ngày 02 tháng 03 năm 2016
|
THÔNG
BÁO
Tình
hình sâu bệnh tháng 3/2016
Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 4/2016
I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI
TRONG THÁNG 3/2016:
1.
Trên cây lúa:
- Bệnh sinh lý: Phát sinh và gây hại ở hầu hết các huyện, thành, thị; mức độ hại nhẹ đến
trung bình. Tổng diện tích nhiễm 1.007,1 ha; trong đó nhiễm nhẹ 758,8 ha, nhiễm
trung bình 248,3 ha.
- Ốc bươu vàng: Phát sinh và
gây hại tại các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Sơn, Phù Ninh, Tân
Sơn, Thanh Ba, Yên Lập, Cẩm Khê, Phú Thọ, Thanh Thủy; mức độ hại nhẹ đến trung
bình. Tổng diện tích nhiễm 557,1 ha; trong đó nhiễm nhẹ 486,0 ha, nhiễm trung
bình 71,1 ha. Diện tích phòng trừ 71,1 ha.
- Bọ trĩ: Phát sinh và gây
hại nhẹ tại các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Tam Nông,Việt Trì, Phù Ninh, Lâm Thao,
Thanh Thủy, Phú Thọ, Cẩm Khê, Yên Lập,
Thanh Ba. Diện tích nhiễm 359,0 ha.
- Ruồi đục nõn: Phát sinh và
gây hại nhẹ ở hầu hết các huyện. Diện tích nhiễm 841,6 ha.
- Chuột: Phát sinh và gây
hại cục bộ tại tất cả các huyện, thành thị. Diện tích nhiễm nhẹ 316,4 ha.
- Ngoài
ra: Bệnh khô vằn hại nhẹ tại Phù Ninh (13,7 ha). Bệnh đạo ôn, rầy các loại, sâu
cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít đen gây hại rải rác.
2. Trên cây ngô:
- Sâu xám: Phát sinh và
gây hại nhẹ tại các huyện Đoan Hùng, Thanh Sơn, Cẩm Khê, Phù Ninh, Hạ Hòa, Phù
Ninh. Diện tích nhiễm 33,1 ha.
- Bệnh
sinh lý: Phát sinh và gây hại nhẹ tại các huyện Thanh Sơn, Đoan Hùng. Diện tích
nhiễm 22,2 ha.
-
Ngoài ra: Chuột, sâu cắn lá, bệnh đốm lá hại rải rác.
3. Trên cây chè:
- Rầy xanh: Phát sinh và gây hại nhẹ tại các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn,
Cẩm Khê, Đoan Hùng. Diện tích nhiễm 469,5 ha.
- Bọ cánh tơ: Phát sinh và gây hại nhẹ tại các huyện Tân Sơn, Đoan Hùng.
Diện tích nhiễm 316,1 ha.
- Bọ xít muỗi: Phát sinh và gây hại nhẹ tại các huyện Cẩm Khê, Thanh Ba,
Thanh Sơn. Diện tích nhiễm 15,6 ha.
-
Ngoài ra: Nhện đỏ, bệnh phồng lá, bệnh thối búp, bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải
rác.
4. Trên cây ăn quả:
Bệnh chảy gôm, bệnh loét, sâu vẽ bùa, rệp
sáp, nhện đỏ, rầy chổng cánh phát sinh và gây hại rải rác trên cây bưởi.
5.
Trên cây lâm nghiệp:
Sâu ăn lá, mối hại gốc, bệnh khô cành lá hại rải rác
trên cây keo, bạch đàn.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 4/2016:
1. Trên cây lúa:
- Bệnh
đạo ôn: Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo
ôn sẽ phát sinh và gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục
bộ hại nặng gây cháy chòm ổ trên những ruộng không được phòng trừ kịp thời. Đặc
biệt lưu ý trên các giống nhiễm như BC15, Nếp, Xi23, X21, HT1, KD18, Nhị ưu
838,...; các ruộng lúa xanh tốt, bón nhiều đạm.
- Bệnh
khô vằn: Phát sinh và gây hại mạnh trên các trà lúa từ giai đoạn đứng cái, làm
đòng đến trỗ; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng
cấy dày, bón nhiều đạm, bón không cân đối.
- Chuột:
Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở những ruộng ven gò, ven kênh
mương, đường lớn.
- Rầy các
loại: Phát sinh và gây hại trên lúa giai đoạn làm đòng đến trỗ; mức độ hại nhẹ
đến trung bình.
- Ngoài ra: Sâu đục thân, bệnh
sinh lý hại nhẹ đến trung bình. Bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh bạc lá, bọ xít dài
gây hại nhẹ. Sâu cuốn lá hại rải rác.
2.
Trên cây ngô: Sâu
ăn lá, sâu xám, sâu đục thân đục bắp, chuột, bệnh đốm lá, rệp hại nhẹ.
3.
Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ gây hại nhẹ đến trung bình.
Bệnh thối búp, bệnh phồng lá chè, bệnh đốm nâu, đốm xám gây hại nhẹ.
4. Trên
cây ăn quả: Các đối tượng bệnh chảy gôm, bệnh loét, sâu vẽ bùa, rệp sáp, nhện đỏ, sâu đục quả hại rải rác trên
cây bưởi.
5. Trên
cây lâm nghiệp: Châu chấu tre
lưng vàng phát sinh và gây hại trên tre, mai, luồng; lưu ý các huyện đã xuất
hiện châu chấu gây hại các năm trước: Đoan Hùng, Tam Nông, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ
Hòa, Thanh Sơn, Yên Lập. Sâu ăn lá, mối hại gốc, bệnh khô lá gây hại rải rác
trên cây keo, bạch đàn.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa: Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
theo Văn bản số 4848/KH-UBND ngày 23/11/2015 của UBND tỉnh. Tập trung chăm sóc, bón phân cân đối cho lúa. Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát
hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh vượt ngưỡng. Tích cực phòng
trừ chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
- Bệnh đạo ôn: Khi phát hiện ruộng
chớm bị bệnh, dừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng,
cần giữ đủ nước trong ruộng. Những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 5%, tiến hành
phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ bệnh đạo ôn đã được đăng ký trong Danh mục
thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Katana 20SC, Fu-army 30WP,
Sieubem 777WP, Funhat 40WP,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ
bao bì. Nếu ruộng bị nặng phải phun kép
2 lần cách nhau 5 - 7 ngày, phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên lá; khi lúa vào giai đoạn trỗ bông, những ruộng đã bị
đạo ôn lá cần phun phòng đạo ôn cổ bông, nếu thời tiết âm u và có ẩm độ cao.
- Bệnh khô vằn: Khi phát hiện ruộng lúa
nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ
bệnh khô vằn đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt
Nam (Ví dụ: Cavil 50WP, Lervil 50SC,
Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật
trên bao bì.
- Rầy các
loại: Khi phát hiện
ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần
tiến hành phòng trừ bằng bằng
các thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở
Việt Nam (Ví dụ: Victory 585 EC, Nibas 50 EC,
Rockfos 550 EC, Babsac 600 EC, ...), pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.
2. Trên ngô xuân: Tập trung chăm sóc, bón phân, làm cỏ cho
cây ngô. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích ngô có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có
trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng đối tượng đăng
ký trên ngô. Pha
và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.
3. Trên chè: Chăm sóc theo quy trình sản xuất
chè an toàn, áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, bón phân đầy đủ
cân đối, trồng cây che bóng với mật độ hợp lý. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt
ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng ở Việt Nam theo đúng đối tượng đăng ký trên chè. Chú ý đảm bảo thời gian
cách ly khi thu hái.
4. Trên cây ăn
quả: Đẩy
mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Thường xuyên theo dõi và chỉ phun
phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại
thuốc đặc hiệu có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng
đối tượng đăng ký. Pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
5. Trên cây lâm nghiệp:
Kiểm tra
phát hiện và tiến hành phòng trừ kịp thời các ổ châu chấu phát sinh gây hại
trên tre, mai, luồng. Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch
đàn, bồ đề./.
Nơi nhận:
- Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);
- PGĐ Sở (Ô. Anh) (b/c);
- UBND các huyện, thành, thị;
- Lãnh đạo, các phòng, trạm thuộc Chi cục;
- Lưu: VT, KT.
|
CHI CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)
Phan Văn Đạo
|